Có rất nhiều bà mẹ có con nhỏ muốn tìm hiểu về căn bệnh chàm sữa, hai má của trẻ bị đỏ, khô và có vảy ngứa.
Những hình ảnh bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh ngoài da này.
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa chủ yếu do di truyền, cơ địa trẻ quá nhạy cảm và dễ bị dị ứng. Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra trẻ sinh ra nếu có bố hoặc mẹ mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm sữa cao.
Ngoài yếu tố di truyền, bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh cũng có thể do môi trường, chế độ dinh dưỡng, nấm mốc, bụi bẩn, lông động vật,… là nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường có những biểu hiện như:
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Da ở má, trán, cằm,… bị nổi những mụn vẩy đỏ li ti, nặng có thể rộp lên dày và mưng mủ.
Da trẻ bị khô, căng bóng, ngứa rát khó chịu.
Thường xuất hiện những khoảng rộng da mẩn đỏ ở trên má và những vùng có nếp gấp như ở cổ
Khi bệnh phát triển nặng hơn có thể khiến trẻ mắc một số bệnh lý khác như viêm mũi, hen suyễn, cảm và làm sức khỏe của trẻ suy giảm.
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết, bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh mặc dù không nguy hiểm nhưng là căn bệnh mãn tính dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.
Triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ gãi hoặc giụi những vùng da bị bệnh
Nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều nguy hại cho trẻ như:
Triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ gãi hoặc giụi những vùng da bị bệnh vào gối, chăn gây trầy xước, da bị tổn thương và nhiễm khuẩn.
Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả khi bị bệnh và sau này.
Khi những tổn thương của trẻ nặng hơn mà không được hỗ trợ điều trị có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn, lây lan sang các vị trí khác, da bị nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch.
Vì vậy, ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh chàm sữa, cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay cơ chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ
Để phòng tránh bệnh chàm sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ huynh nên có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á, nên lưu ý thự hiện những điều dưới đây:
Khi trẻ còn bú mẹ, người mẹ nên ăn các loại cá biển để tăng chất ARA giúp trẻ chống lại dị ứng, hạn chế tối đa ăn trứng, mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn... để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.
Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên lau dọn nhà cửa, giặt chăn gối để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc là những nơi có chứa mầm bệnh.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với lông động vật, các loại xà phòng có độ kiềm cao gây khô da, dễ kích ứng và khiến trẻ đang bị bệnh sẽ phát triển nặng hơn.
Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, bồ câu,…
Hi vọng với những hình ảnh bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh trên đây có thể hữu ích với các bậc cha mẹ trong việc nhận biết và điều trị bệnh cho trẻ.
Nếu còn bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ với các chuyên gia da liễu của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á bằng cách nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Bài viết: Hình ảnh bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Ngày: 02-05-2018