Bệnh bí tiểu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bí tiểu là tình trạng bàng quang không trống rỗng hoàn toàn, thậm chí là chứa đầy nước nhưng người bệnh lại không cảm thấy buồn tiểu. Bệnh bí tiểu được chia thành hai loại cấp tính và mãn tính xảy ra ở cả nam và nữ giới, trong đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn, nhất là ở những người lớn tuổi.

Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh bí tiểu: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị.

Triệu Chứng Bệnh Bí Tiểu Là Gì?

Bệnh bí tiểu xảy ra theo hai giai đoạn cấp tính và mãn tính với những biểu hiện không giống nhau:

-Bí tiểu cấp tính: Là tình trạng xảy ra đột ngột và có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Khi bị bí tiểu cấp tính, người bệnh thấy cần đi tiểu ngay nhưng không đi được hoặc mất nhiều thời gian để rặn nước tiểu. Điều này sẽ khiến người bệnh đau và khó chịu bụng dưới, cần được cấp cứu ngay để giải phóng nước tiểu ra ngoài.

-Bí tiểu mãn tính: Tình trạng bí tiểu xảy ra trong một thời gian dài, người bệnh có thể đi tiểu được nhưng bàng quang không hoàn toàn trống rỗng. Trong đó, rất nhiều trường hợp bị bí tiểu mãn tính không có triệu chứng ban đầu khiến họ không biết và dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Luôn có triệu chứng buồn tiểu nhưng không đi được, dòng tiểu yếu, ngắt quãng

Luôn có triệu chứng buồn tiểu nhưng không đi được, dòng tiểu yếu, ngắt quãng

Vì vậy, nếu có những dấu hiệu bất thường dưới đây, hãy đến ngay cơ thăm khám:

Luôn có cảm giác buồn tiểu và muốn đi tiểu nhưng gặp khó khăn khi đưa nước tiểu ra ngoài.

Dòng nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng hoặc mới bắt đầu và dừng lại.

Cảm giác cần đi tiểu thêm ngay sau khi vừa đi tiểu xong.

Phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.

Nước tiểu rò rỉ từ bàng quang ra niệu đạo cả ngày.

Đi tiểu không kiểm soát hoặc cảm giác phải đi tiểu ngay lập tức và không có khả năng nhịn tiểu.

Không biết khi nào bàng quang đầy.

Cảm giác chướng, khó chịu ở bụng dưới, vùng xương chậu.

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Bí Tiểu

Đi tiểu xảy ra khi não chỉ đạo cơ bàng quang co thắt giúp đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang, các cơ vòng giãn ra cho phép dòng tiểu đi qua niệu đạo để ra ngoài cơ thể.

Bàng quang có thể không hoạt động đúng do vấn đề tiếp nhận thông tin từ não

Bàng quang có thể không hoạt động đúng do vấn đề tiếp nhận thông tin từ não

Vì vậy, bí tiểu thường do các bệnh lý thần kinh gây ra ở cả nam giới và phụ nữ. Bệnh bí tiểu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

>>Ở nam giới, tắc nghẽn do tuyến tiền liệt trở nên quá to và đè lên niệu đạo gây bí tiểu mãn tính ở nam giới. Bí tiểu do tắc nghẽn ở nữ giới là bàng quang chảy xệ hay sa bàng quang hoặc trực tràng giãn đè vào thành sau của âm đạo gọi là sa trực tràng.

>>Hẹp niệu đạo, sỏi tiết niệu cũng là nguyên nhân chặn dòng chảy của nước tiểu.

>>Nhiễm trùng tuyến tiền liệt ở nam giới sẽ khiến tuyến tiền liệt bị sưng và ép lên niệu đạo và ngăn dòng tiểu.

>>Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc các bệnh tình dục cũng có thể gây sưng và dẫn đến bí tiểu.

>>Bàng quang có thể không hoạt động đúng do vấn đề tiếp nhận thông tin từ não đến bàng quang và niệu đạo qua đường thần kinh do đột quỵ, tiểu đường, chấn thương cột sống hoặc xương chậu,…

>>Phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do tổn thương dây thần kinh kiểm soát việc đi tiểu trong quá trình sinh nở.

>>Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây bí tiểu như thuốc trị trầm cảm, đặt ống thông tiểu, làm phẫu thuật trực tràng,…

Cách Điều Trị Bệnh Bí Tiểu Như Thế Nào?

Để điều trị bệnh bí tiểu, người bệnh cần đến cơ chuyên khoa uy tín

Để điều trị bệnh bí tiểu, người bệnh cần đến cơ chuyên khoa uy tín

Để điều trị bệnh bí tiểu cấp tính hay mãn tính thì người bệnh cần được kiểm tra và xác định nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.

Cắt bỏ tuyến tiền liệt: Là loại phẫu thuật phổ biến nhất khi vấn đề gây ra bởi tuyến tiền liệt bị phì đại. Ngoài ra, bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng như vi sóng và laser, bác sĩ sẽ phá vỡ sự tắc nghẽn mà không cần can thiệp ngoại khoa.

Tập bài tập cơ sàn chậu: Áp dụng trong những trường hợp bí tiểu do sa bàng quang hoặc sa trực tràng ở nữ giới hoặc phẫu thuật để nâng bàng quang hoặc trực tràng trong những trường hợp nặng.

Mở niệu đạo bằng ống thông: Đối với những trường hợp bị hẹp niệu đạo, bác sĩ sẽ chỉ định mở niệu đạo bằng ống thông, hỗ trợ bí tình trạng bí tiểu.

Trên đây là những thông tin về ''bệnh bí tiểu: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị.''mà bạn đọc có thể tham khảo để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích.

Nếu nhận thấy mình đang có những dấu hiệu của bệnh bí tiểu và cần tư vấn, hãy nhấp vào khung chat bên dưới.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin