Cách phòng tránh bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau khi sinh

Sa tử cung hay còn gọi sa dạ con là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Hiện có khá nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau khi sinh mà nhiều người chưa biết tới. Mặc dù không nguy hiểm và có thể chữa dứt điểm hoàn toàn nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc trẻ cũng như tâm lý và sức khỏe của người mẹ.

Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để được hiểu rõ hơn về bệnh trên để có cách phòng tránh hiệu quả.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Sa Tử Cung Ở Phụ Nữ Sau Khi Sinh

Sau khi trải qua thai kỳ và cuộc vượt cạn, tử cung của sản phụ vẫn chưa thể ổn định và trở lại tình trạng ban đầu mà thường khá to và nặng.

Trong khi đó, các cơ và dây chằng ở vùng đáy chậu sau khi vượt qua quá trình sinh nở sẽ co giãn quá mức và chưa thể phục hồi lại như ban đầu để nâng đỡ tử cung khiến dạ con bị sa xuống dưới.

bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau khi sinh

Ít vận động sau khi sinh cũng khiến tử cung bị sa

Hiện tượng sa tử cung sau sinh ở phụ nữ thường do một số nguyên nhân phổ biến như:

- Suy nhược cơ thể, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khiến tử cung dễ bị sa sau khi sinh.

- Những phụ nữ sinh con nhiều lần, có tiền sử sinh non có nguy cơ bị sa tử cung cao hơn nhưng sản phụ khác.

- Ít vận động sau khi sinh cũng khiến tử cung bị sa.

- Sau khi sinh con, các sản phụ phải làm việc quá sức, có nhiều khí hư cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau khi sinh.

Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Bị Sa Tử Cung

Theo chuyên gia: bệnh sa tử cung được chia thành 3 cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện khác nhau mà các chị em sau sinh cần chú ý

- Sa tử cung độ 1: Phần tử cung bên trên chớm trĩu xuống cổ tử cung. Sa tử cung ở mức độ này không gây ảnh hưởng gì nhiều nhưng có thể khiến sản phụ đi tiểu không tự chủ do tử cung chèn ép lên khung chậu và bàng quang.

- Sa tử cung độ 2: tử cung sa xuống đến âm đạo, nếu đi vệ sinh hoặc đứng trong thời gian quá lâu, cổ tử cung có thể bị đẩy ra ngoài cơ thể. Khi bị sa tử cung ở cấp độ này, các chị em sẽ có triệu chứng tiểu rắt, tiểu són liên tục.

- Sa tử cung độ 3: Là tình trạng toàn bộ tử cung sa ra hẳn ngoài âm đạo. tình trạng này xảy ra phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, sinh con muộn hơn là những người trẻ tuổi.

bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau khi sinh

Các cấp độ sa tử cung từ nhẹ đến nặng ở phụ nữ sau sinh

Phần lớn các sản phụ thường bị sa tử cung độ 1 hoặc 2. Lúc này, các chị em bị sa tử cung sau sinh sẽ có cảm giác nặng trì xuống và căng tức ở vùng âm đạo kèm theo khối lòi hẳn ra ngoài. Khi đó, nếu làm các công việc nặng gây đau lưng, đi ngoài khó và tiểu rắt.

Đối với những trường hợp này, các chị em chỉ cần nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức để tử cung sớm hồi phục lại trạng thái ban đầu.

Cách Phòng Tránh Bệnh Sa Tử Cung Ở Phụ Nữ Sau Khi Sinh

Sau khi sinh để hạn chế khả năng bị sa tử cung, các sản phụ nên lưu ý:

- Không nên ngồi hoặc nằm quá lâu ở một tư thế, nên thay đổi vị trí, tư thế nằm.

- Thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng để lưu thống máu cũng như nhanh chóng hồi phục sau sinh, phòng tránh sa tử cung hiệu quả.

- Sau khi sinh, sản phụ nên đi tiểu, không nên nhịn khi có nhu cầu.

 -Sau khi sinh khoảng 6 - 8 tiếng, sản phụ nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng.

- Nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt để kích thích sữa về cũng như giúp co bóp tử cung, tử cung sớm hồi phục lại tình trạng ban đầu.

- Sau khi sinh, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để phòng tránh táo bón vì việc đi vệ sinh lâu cũng là nguyên nhân khiến tử cung bị sa.

- Tránh làm những việc quá sức, nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau khi sinh

Tránh làm những việc quá sức, nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi sinh

Những sản phụ bị sa tử cung ở cấp độ nhẹ có thể áp dụng một số cách xoa bóp đơn giản như sau:

- Xoa vùng thượng vị: Dùng tay phải áp vào vùng thượng vị rồi day đi day lại, mỗi lần làm khoảng 3 phút.

- Xoa bóp vùng rốn: Đặt lòng bàn tay trái để lên mu bàn tay phải rồi úp vào vùng rốn, massage theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần thực hiện 2 phút.

- Day huyệt tam giao: Huyệt tam giao nằm cách mắt cá chân khoảng chừng 3 đốt ngón tay, dùng ngón tay day huyệt tam giao 2 bên, mỗi bên thực hiện 50 - 100 lần để hạn chế tình trạng sa tử cung.

Đối với những trường hợp bị sa tử cung nặng, đã nghỉ ngơi và áp dụng những cách xoa bóp trên nhưng không có tác dụng, sản phụ nên đi thăm khám có có hướng giải quyết kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các chị em hiểu rõ hơn về bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau khi sinh và chuẩn bị cho mình những phương pháp phòng tránh tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp thêm, hãy nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Cập nhật tin tức khác tại Website chính thức

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin