Sa tử cung là gì? Nguyên nhân Dấu hiệu và Điều trị là nội dung chuyên khoa sẽ được gửi đến chị em trong bài viết sau.
Hy vọng những thông tin cung cấp có thể hỗ trợ chị em trong việc nhận biết và phòng trị bệnh sa tử cung tốt nhất.
Sa tử cung còn được gọi là sa dạ con, sa sinh dục. Sa tử cung (tiếng anh: uterine prolapse) là tình trạng tử cung từ vị trí bình thường bị chảy xệ xuống phía cửa âm đạo.
Hình ảnh về sa tử cung biểu hiện
Sa tử cung độ 1: Tử cung lệch khỏi vị trí, trượt vào ống âm đạo và ép sát vào trực tràng.
Sa tử cung độ 2: Tử cung sa xuống gần cửa âm đạo, mỗi khi vận động mạnh sẽ lồi ra.
Sa tử cung độ 3: Tử cung bị sa ra ngoài âm đạo, lộ ra cổ tử cung màu hồng, to như trứng gà.
Bạn cần được tư vấn hiện tượng sa tử cung là như thế nào, vì sao bị sa tử cung và cách điều trị? Mời bạn nhấn vào khung chat bên dưới để trao đổi riêng với bác sĩ phụ khoa.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Các chuyên gia phụ khoa cho biết, hiện tượng tử cung chảy xệ có thể phát xuất từ những nguyên nhân là:
Sa tử cung khi mang thai do thai quá lớn
Chấn thương: Bệnh sa tử cung thường liên quan đến vấn đề ở cơ đáy chậu, cổ tử cung và các mô nâng đỡ tử cung do chuyển dạ lâu hoặc sinh thường với thai lớn.
Lao động nặng: Sau sinh, chị em vội vàng lao động nặng nhọc, mang vác, đi lại quá nhiều, luyện tập thể dục thể thao cường độ cao dẫn đến sa tử cung.
Áp lực ở vùng chậu: Sa tử cung ở người bị béo phì, táo bón kéo dài, ho mãn tính, liên tục ngồi xổm,...
Dị tật: Phụ nữ dễ bị sa tử cung hơn khi có dị tật bẩm sinh như 2 buồng tử cung, bất thường về độ dài cổ tử cung, eo tử cung hoặc di chứng để lại sau phẫu thuật tử cung.
Đối tượng nguy cơ cao: Sa tử cung ở bà bầu đa thai; Sa tử cung khi đang mang thai lớn; Sa tử cung sau sinh thường, sinh khó; Sa tử cung ở người già, phụ nữ tiền mãn kinh;…
Tùy thuộc vào cấp độ bệnh, sự nhạy cảm của bệnh nhân mà bệnh sa tử cung sẽ được thể hiện như sau:
Đau bụng dưới và chảy máu âm đạo bất thường do sa tử cung
Triệu chứng sa tử cung nhẹ: Có cảm giác nặng bụng, đau tức bụng trước khi hành kinh. Đau bụng dưới xuyên ra sau lưng khi làm việc nặng. Mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít.
Biểu hiện sa tử cung mức độ trung bình: Ra khí hư màu trắng đục, loãng, dính nhầy. Đại tiện khó khăn. Có cảm giác đầy âm đạo và chảy máu âm đạo bất thường.
Dấu hiệu sa tử cung nặng: Phát hiện sa lồi tử cung ra ngoài âm đạo, sưng phù, lở loét, rỉ dịch mủ vàng. Bệnh nhân bị sốt, táo bón, rối loạn bài xuất nước tiểu, đau vùng chậu,…
Những phương pháp điều trị sa tử cung được đưa ra dựa trên bệnh tình thực tế, sức khỏe bệnh nhân, nguyên nhân gây bệnh và nhu cầu sinh sản.
Sa tử cung uống thuốc gì?
Chữa sa tử cung bằng thuốc nam, đông y có công hiệu ích khí, thăng đề, bổ thận,... Thuốc đông y chữa trị sa tử cung dùng các dược liệu có nguồn gốc thảo dược là chính.
Chữa sa tử cung bằng thuốc tây y là áp dụng liệu pháp Estrogen âm đạo tại chỗ dưới dạng kem bôi, viên hoặc vòng đặt âm đạo.
Vật lý trị liệu:
Thực hiện xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt và chườm đắp là biện pháp y học cổ truyền thường áp dụng để trị sa dạ con.
Ngoài ra, chị em có thể thực hiện bài tập chữa sa tử cung hiệu quả như bài tập Kegel dành cho nữ và luyện tập Yoga.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng:
Quan tâm đến vấn đề sa tử cung ăn gì và kiêng ăn gì. Ưu tiên món ăn chữa sa tử cung như bồ câu non hầm hoàng kỳ, câu kỳ; cháo lươn; canh cá diếc;…
Các phương pháp ngoại khoa:
Đặt vòng sa tử cung vào âm đạo để cố định vị trí của tử cung, ngăn không cho tử cung tiếp tục trượt xuống.
Cắt tử cung trong trường hợp viêm loét diện rộng hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về chủ đề: Sa tử cung là gì? Nguyên nhân Dấu hiệu và Điều trị.
Nếu còn điều gì băn khoăn, mời bạn đối thoại bảo mật với bác sĩ bằng cách nhấn vào khung chat bên dưới - truy cập Trung tâm tư vấn miễn phí Phòng khám đa khoa Âu Á.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan