Sinh mổ có đặt vòng tránh thai được không? Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)

Sinh mổ có đặt vòng tránh thai được không?

Sinh mổ có đặt vòng tránh thai được không? Chính là mối quan tâm của không ít chị em đang có nhu cầu tiến hành thủ thuật này. Để được tiến hành trong an toàn và đạt hiệu quả cao nhất thì chị em hãy cùng tham khảo vấn đề trên thông qua bài viết mà các chuyên gia tại Phòng Khám Đa khoa Âu Á chia sẻ dưới đây.

Đặt Vòng Tránh Thai Là Gì?

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai được rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là chị em đã có gia đình và sau sinh sử dụng bởi tính an toàn, tiện lợi, lâu dài và tiết kiệm của nó.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ hình chữ T, được làm bằng nhựa, cuối dụng cụ có cuốn dây đồng nhỏ. Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ đưa vòng tránh thai vào sâu trong lòng tử cung. Vòng tránh thai sẽ khiến niêm mạc tử cung phù nề, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và không để cho trứng làm tổ trong tử cung.

Vòng tránh thai có thể mang lại khả năng ngừa thai từ 3, 5 hoặc thậm chí 10 năm tùy từng loại.

Việc đặt vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp của hai vợ chồng. Ông xã của bạn sẽ không thể nhận ra sự xuất hiện của vật thể lạ này nếu như bạn không nói.

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai được nhiều chị em tin dùng nhất

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai được nhiều chị em tin dùng nhất

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của vòng tránh thai là bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm vùng chậu, hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung và tuột vòng.

Nếu bạn để vòng tránh thai quá lâu so với thời hạn quy định thì nó sẽ có nguy cơ bị gãy và xuyên thủng cơ tử cung của bạn. Ngoài ra nguy cơ mang thai ngoài ý muốn là rất cao vì vòng hết hạn thì hiệu quả tránh thai cũng sẽ giảm đi hoặc không còn tác dụng tránh thai nữa.

Một số tác dụng phụ khác có thể gặp khi đặt vòng tránh thai đó là: đau bụng thường xuyên, cảm giác đau nhói khi ấn vào bụng dưới, chảy máu âm đạo nhiều và kéo dài. Kèm theo các dấu hiệu khác như: sốt, tiểu gắt buốt, khi quan hệ thấy đau và ra máu… Nếu có những hiện tượng này thì bạn cần đến bác sĩ khám và kiểm tra ngay nhé.

Sinh Mổ Có Thể Đặt Vòng Tránh Thai Được Không?

Sinh mổ có đặt vòng được không là câu hỏi của khá nhiều chị em đang muốn thực hiện thủ thuật này khi không thể sinh thường. Trên thực tế, việc đặt vòng tránh thai có thể áp dụng được ở các đối tượng có nhu cầu như:

Chị em đã quan hệ tình dục.

Chị em sinh mổ.

Chị em sinh thường.

Tuy nhiên, không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi "Sinh mổ có đặt vòng được không?" khi chưa có sự can thiệp trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa bằng cách thăm khám.

Bởi ở một số trường hợp chị em sinh mổ nhiều lần hoặc gặp vấn đề về tử cung sau sinh cũng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau khi thực hiện thủ thuật.

Chính vì vậy, trước khi tiến hành đặt vòng tránh thai, nhất là sau khi sinh mổ thì chị em cần tới tiến hành thăm khám để nhận được lời khuyên và tư vấn tốt nhất từ các bác sĩ chuyên khoa.

Sinh mổ có thể đặt vòng tránh thai được nhưng phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Sinh mổ có thể đặt vòng tránh thai được nhưng phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Nếu có thể đặt vòng sau sinh mổ thì chị em cũng cần hết sức lưu ý những điều sau đây:

Chỉ đặt vòng sau khi sinh ít nhất từ 6 tháng - 1 năm.

Chọn loại vòng tránh thai rõ nguồn gốc.

Chọn bệnh viện uy tín để tiến hành đặt vòng.

Thực hiện thăm khám trước khi tiến hành đặt vòng.

Trong trường hợp không thể đặt vòng tránh thai vì lý do nào đó, chị em có thể sử dụng các biện pháp tránh thai khác. Nếu đang cho con bú mẹ hoàn toàn và chưa có kinh nguyệt trở lại thì đó đã là phương pháp tránh thai khá an toàn.

Sau đó, chị em có thể sử dụng các loại thuốc tránh thai theo chỉ định của bác sĩ để không gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và sức khỏe của bé.

Những Trường Hợp Không Nên Đặt Vòng Tránh Thai

Bên cạnh băn khoăn về việc sinh mổ có đặt vòng được không thì những trường hợp không nên thực hiện biện pháp tránh thai cũng là vấn đề mà chị em cần tìm hiểu.

Nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây, chị em nên chọn một phương pháp tránh thai khác không phải đặt vòng:

Bị nhiễm trùng sau khi phá thai.

Đang mắc các bệnh như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung bệnh lây qua đường tình dục.

Có thai hoặc nghi ngờ có thai.

Bị u xơ tử cung hoặc dị tật tử cung bẩm sinh.

Các bệnh lý ác tính thuộc bộ phận sinh dục

Đang mắc bệnh xuất huyết đường sinh dục.

Người chưa có quan hệ tình dục và chưa có con.

Trên đây là những thông tin giúp chị em phần nào giải đáp được thắc mắc "Sinh mổ có đặt vòng tránh thai được không? Hy vọng những thông tin mà các chuyên gia chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp với mình.

 Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác về vấn đề "sinh mổ có đặt vòng tránh thai được không?" trên cần được các chuyên gia tại Phòng Khám Đa khoa Âu Á hỗ trợ tư vấn tận tình thì chị em hãy nhấp ngay vào mục chát trực tuyến bên dưới.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin