Kinh nguyệt là điều thiêng liêng với phụ nữ báo hiệu việc thay đổi về sinh lý và thể chất. Việc trang bị những kiến thức về kinh nguyệt là điều rất cần thiết, đặc biệt là với những bạn nữ mới bước vào giai đoạn dậy thì.
Với những chia sẻ dưới đây, việc tìm hiểu về kinh nguyệt ở chị em phụ nữ sẽ dễ dàng hơn và đầy đủ thông tin hơn.
Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài trong khoảng 28 – 30 ngày
Thông thường, hiện tượng hành kinh sẽ xuất hiện khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì, khi cơ quan sinh dục, buồng trứng, tử cung,… đã hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động.
Trung bình, một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài trong khoảng 28 – 30 ngày, tuy nhiên, với mỗi người thì có thể chênh lệch khác nhau, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.
Đối với nữ giới trong độ tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt có thể chưa ổn định và không đều, sau 1 – 2 năm thì chu kỳ mới bắt đầu ổn định.
Trung bình, mỗi lần hành kinh, nữ giới sẽ mất khoảng 50 – 80ml máu kèm theo các mô, tế bào trong tử cung được đẩy ra ngoài khi hành kinh.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt
Một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới được chia thành 4 giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn nang: Trong giai đoạn này, các hormone sẽ kích thích sự phát triển của 15 – 20 nang trứng, sau đó hormone estrogen tăng đến một lượng nhất định sẽ hạn chế sự phát triển của nang. Chỉ 1 nang trứng sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn này, tiếp tục tiết ra estrogen và chờ ngày chín.
Giai đoạn rụng trứng: Khi nang trứng đã chín, thường vào khoảng ngày thứ 14 sau giai đoạn nang bắt đầu sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng, chất nhầy trong cổ tử cung tiết ra nhiều hơn và đặc dính. Nếu quan hệ tình dục không bảo vệ trong giai đoạn này có thể diễn ra quá trình thụ tinh.
Giai đoạn hoàng thể: Sau khi rụng trứng sẽ chuyển sang giai đoạn hoàng thể. Trong giai đoạn này, các nang rỗng sẽ phát triển thành cấu trúc gọi là hoàng thể tiết ra hormone progesterone giúp tử cung chuẩn bị cho quá trình làm tổ và sinh trưởng của trứng.
Giai đoạn hành kinh: Nếu trứng được thụ tinh sẽ đi theo ống dẫn trứng xuống làm tổ ở tử cung và phát triển thành thai nhi. Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh sẽ đi thẳng qua tử cung ra ngoài. Lúc này, các lớp niêm mạc ở tử cung sẽ bong ra và tạo thành kinh nguyệt.
Đau bụng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,... là những dấu hiệu đầu tiên của kỳ kinh nguyệt
Theo các bác sĩ chuyên phụ khoa và chuyên gia Phòng khám đa khoa Âu Á chia sẻ, hầu hết nữ giới khi bắt đầu có dấu hiệu hành kinh đều sẽ trải qua một số triệu chứng dưới đây trước và trong thời gian có kinh nguyệt.
Đau bụng dưới âm ỉ trong 1 - 2 ngày do lớp niêm mạc tử cung bong ra và co bóp để đẩy ra ngoài.
Cảm giác căng tức vùng ngực, sưng đau bất thường trước và trong thời gian hành kinh.
Da sẽ tiết nhiều dầu hơn bình thường trước khi đến kỳ kinh nguyệt nên trong thời gian này, các chị em nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
Do sự rối loạn hormone trong kỳ kinh nguyệt tác động ít nhiều đến cảm xúc của nữ giới. Khi sắp tới kỳ kinh nguyệt, nữ giới có thể dễ cáu giận, nhạy cảm, mất ngủ, chán ăn,…
Giai đoạn gần cuối chu kỳ, hormone nội tiết giảm, quá trình sản sinh dịch âm đạo bị chậm lại, niêm mạc nữ giới khô và dày hơn so với bình thường.
Trong thời gian hành kinh, nữ giới có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Giảm ham muốn tình dục do niêm mạc tử cung trở nên khô và dày hơn, dịch âm đạo ít hơn trước kỳ kinh.
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do nội tiết tố suy giảm đột ngột.
Nhiều chị em sẽ gặp phải hiện tượng đau lưng trước và trong khi có kinh kèm theo tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon do thiếu hụt Trytophan.
Trên đây là một số thông tin Tìm hiểu về kinh nguyệt ở chị em phụ nữ và chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc.
Nếu cảm thấy mình đang có bất cứ triệu chứng nào bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan