Bệnh trĩ sau sinh: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị Điểm trung bình: 10 / 10 ( 2 lượt đánh giá)

Bệnh trĩ sau sinh: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

 Mang thai và sinh nở là thiên chức cao quý nhất mà tạo hóa ban cho phụ nữ nhưng trong quá trình mang thai và sinh nở chị em có thể mắc phải một số bệnh lý, trong đó phải kể đến bệnh trĩ.

 Bệnh không chỉ gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, chị em cần có biện pháp kịp thời để bảo vệ bản thân cũng như cho con của mình.

 Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về bệnh trĩ sau sinh: Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ sau sinh

 Sở dĩ sau khi sinh chị em thường dễ mắc phải bệnh trĩ do những nguyên nhân như:

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sau sinh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sau sinh

  Sau khi sinh tử cung thường mở to hơn so với bình thường, điều đó làm cho áp lực ở vùng khoang chậu tăng lên khiến cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn sưng vù hệ quả là búi trĩ dần dần sa ra ngoài.

  Có những trường hợp khi sinh con bị rạch tầng sinh môn nếu bị khâu chít vào một mạch máu ở hậu môn thì nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ càng tăng cao.

  Trong quá trình vượt cạn, việc rặn không đúng cách có thể làm tăng áp lực ổ bụng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.

  Sau khi sinh chị em thường ăn uống kiêng khem như ăn ít rau do sợ giun, uống ít nước để sữa không bị loãng,…

  Đặc biệt, những trường hợp đã từng mắc trĩ trong quá trình mang thai, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn thì bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biểu hiện của bệnh trĩ sau sinh

 Khi thấy những biểu hiện dưới đây, phụ nữ sau sinh cần đi khám ngay để có cách điều trị kịp thời nhất:

Bệnh trĩ sau sinh : Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Luôn cảm thấy khó chịu, vướng víu ở vùng hậu môn

  Luôn cảm thấy khó chịu, vướng víu ở vùng hậu môn.

  Ngứa rát hậu môn.

  Đau nhức, chảy máu hậu môn mỗi lần đi đại tiện.

  Ngồi lâu và đứng lâu đều có cảm giác khó chịu.

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

 Hiện nay, bệnh trĩ sau khi sinh con nói chung được điều trị bằng hai phương pháp là nội khoa và ngoại khoa.

 Dựa vào kết quả thăm khám và tình trạng bệnh tình của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

 Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng nội khoa

Bệnh trĩ sau sinh : Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

  Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng nội khoa​

 Phương pháp điều trị nội khoa thường áp dụng cho những trường hợp búi trĩ nhỏ, chảy máu ít, các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ gồm thuốc uống, thuốc bôi, và thuốc đặt hậu môn.

  Thuốc uống: Gồm dạng viên nén và viêm nang có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm phù nề.

  Thuốc bôi: Sử dụng để bôi ngoài hậu môn, loại huốc này có tác dụng giảm phù nề, giảm đau đớn, sưng viêm.

  Thuốc đặt hậu môn: Sử dụng để đặt ở bên ngoài hậu môn giúp cho búi trĩ dần co lại.

  Lưu ý: Việc sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ sau sinh có thể gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé, do đó chị em không được tùy tiện sử dụng thuốc mà hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo việc chữa trị đạt kết quả cao.

 Điều trị ngoại khoa

Bệnh trĩ sau sinh : Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

  Trường hợp búi trĩ to hoặc đã điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng cácc phương pháp khác như chích xơ, thắt búi trĩ.

  Trường hợp bệnh nặng có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng tránh bệnh trĩ tái phát trở lại

 Để phòng tránh bệnh trĩ tái phát trở lại sau khi sinh, chị em nên thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Bệnh trĩ sau sinh : Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày 

  Ăn nhiều chất xơ như rau đay, rau mùng tơi, khoai lang, rau diếp cá, dưa chuột, lê….

  Hạn chế ăn những đồ cay nóng, đồ ăn nhanh hay đồ rán, đồ có chứa nhiều dầu mỡ…

  Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, mỗi ngày chị em nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước. Đồng thời, chị em cũng cần phải tránh xa những đồ uống có chứa chất kích thích.

  Vận động thường xuyên, nếu trong thời gian kiêng cữ thì chị em có thể đi lại quanh nhà khoảng 5 phút sau 1 – 2 giờ ngồi yên một chỗ.

  Khi đi đại tiện, chị em không nên cố dùng sức để rặn phân ra ngoài.

  Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi ngày.

  Khám sức khỏe định kỳ

 Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Âu Á về “Bệnh trĩ sau khi sinh con”. Nếu bạn đọc còn có ý kiến thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào bảng dưới để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin