Đánh giá bài biết: 0/10

Cảnh giác dấu hiệu đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ

 Trẻ em trong những năm đầu đời nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể dễ dàng mắc một số bệnh lý ở hậu môn – trực tràng và đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng các bậc cha mẹ cũng nên cảnh giác dấu hiệu đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Cảnh giác dấu hiệu đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ

 Đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ khác phổ biến, khi trẻ đi đại tiện có thể thấy máu dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.

 Số lượng máu có thể nhiều hoặc ít phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà trẻ mắc phải.

Cảnh giác dấu hiệu đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ

Đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ khác phổ biến

 Các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ khi thấy có dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu nên đưa trẻ đến ngay cơ chuyên khoa thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như:

  Thiếu máu: Trẻ bị táo bón do chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ gây đại tiện khó, nứt, rách hậu môn khiến trẻ đi ngoài ra máu dẫn đến tình trạng thiếu máu do mất máu, trẻ chậm lớn, biếng ăn,…

  Viêm nhiễm hậu môn: Viêm nhiễm hậu môn do mắc các bệnh lý ở hậu môn hoặc vệ sinh hậu môn không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Khi trẻ đi ngoài, những tổn thương này có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn và chảy máu khi đi cầu.

  Nhiễm trùng máu: Hậu môn là nơi tiếp xúc trực tiếp với chất thải trước khi đưa ra bên ngoài và cũng là nơi tập trung nhiều mạch máu. Vì vậy, khi hậu môn bị tổn thương dễ khiến vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng máu.

  Do trẻ nhịn đi đại tiện: Khi bị táo bón, cảm giác đau và bị chảy máu ở hậu môn khiến trẻ sợ hãi và nhịn mỗi lần đi đại tiện. Điều này khiến tình trạng chảy máu khi đi ngoài ở trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn.

  Mắc các bệnh ở hậu môn: Trẻ nhỏ cũng có thể mắc các bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn,… Vì vậy, khi thấy trẻ có hiện tượng đi ngoài ra máu thì phụ huynh không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến cơ thăm khám càng sớm càng tốt.

Làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra máu?

Cảnh giác dấu hiệu đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ và có thời gian cố định

 Khi phát hiện trẻ bị đi ngoài ra máu, ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám, phụ huynh cũng nên có cách chăm sóc phù hợp với trẻ.

 Tùy thuộc vào việc trẻ bị đi ngoài ra máu do nguyên nhân nào mà có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thích hợp.

  Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, cháo ngũ cốc, trái cây để phòng tránh tình trạng táo bón, hạn chế chảy máu khi đi đại tiện.

  Khuyến khích trẻ vận động nhiều, không nên để trẻ ngồi quá lâu để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

  Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ và có thời gian cố định.

  Vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.

  Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu gây táo bón.

  Nên điều trị cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi thuốc hay ngừng điều trị khi trẻ có dấu hiệu thuyên giảm.

 Trên đây là những tư vấn về các dấu hiệu cảnh báo về hiện tượng đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được lời giải đáp.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin