Đi cầu ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điểm trung bình: 0 / 10 ( 0 lượt đánh giá)

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Những thắc mắc của bệnh nhân xoay quanh tình trạng đi cầu ra máu sẽ được các chuyên gia giải đáp trong bài viết sau.

Mời các bạn cùng tham khảo để chủ động khắc phục đi cầu ra máu tận gốc và an toàn.

Đi Cầu Ra Máu Là Bệnh Gì?

Đi cầu ra máu cảnh báo tổn thương xảy ra trên đường tiêu hóa. Đi cầu ra máu tươi thường là chảy máu đường tiêu hóa dưới, đi cầu ra máu đặc thường là chảy máu đường tiêu hóa trên.

Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân đi cầu ra máu nhiều lần không loại trừ khả năng đang mắc phải các bệnh lý như:

Bệnh trĩ:

 Búi trĩ nội nằm trong ống hậu môn bị chèn ép nên chảy máu. Ở giai đoạn đầu, trĩ nội gây đi cầu ra máu không đau. Về sau, bệnh nhân đồng thời bị đi cầu ra máu và rát hậu môn.

Búi trĩ ngoài nằm cạnh hậu môn có xu hướng tắc mạch, tụ huyết khối gây đau nhức. Mỗi khi đại tiện, búi trĩ bị cọ xát với phân thải khô cứng có thể làm chảy máu hậu môn.

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Nứt kẽ hậu môn:

Niêm mạc ống hậu môn bị nứt do táo bón thải phân khô cứng, chấn thương trực tiếp, quan hệ đường hậu môn hoặc viêm loét hậu môn nhiễm trùng lâu ngày.

Khi bị đi cầu ra máu rách hậu môn, bệnh nhân có thể cảm nhận được cảm giác đau rát dữ dội. Sau đó, phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh hoặc phủ lên phân.

Polyp hậu môn trực tràng:

Polyp là các khối u nhỏ lồi ra trong lòng ống hậu môn và trực tràng. Mỗi khi phân thải đi qua, các khối polyp bị chảy máu dẫn tới hiện tượng đi cầu ra máu nhưng không đau.

Bệnh polyp hậu môn trực tràng có thể tiến triển âm thầm thời gian dài mà không có triệu chứng. Có trường hợp lại gây táo bón, tiêu chảy, đại tiện thất thường, đau bụng,…

Các bệnh đường ruột khác:

Đi cầu ra máu và chất nhầy mủ là biểu hiện được ghi nhận trong các ca bệnh viêm loét đại trực tràng, chảy máu dạ dày - ruột, kiết lỵ, ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn,…

Đi Cầu Ra Máu Có Nguy Hiểm Không?

Theo các chuyên gia, đi cầu ra máu nhẹ có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Trong khi đó, đi cầu ra máu nặng sẽ gây hại cho thể chất, tinh thần, thậm chí đe dọa tính mạng.

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu ảnh hưởng đến cuộc sống:

Tình trạng đi cầu ra máu và ngứa hậu môn, đau hậu môn khiến bệnh nhân cực kỳ khó chịu. Những triệu chứng này làm giảm chất lượng sống, năng suất công việc và hiệu quả học tập.

Đi cầu ra máu liên tục gây thiếu máu:

Thường xuyên đi đại tiện ra máu, bệnh nhân có nguy cơ bị mất máu, thiếu máu. Hậu quả là da xanh xao, hay đau đầu, kém tập trung, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, thậm chí choáng ngất.

Đi cầu ra máu do bệnh, càng để lâu càng khó chữa:

Bệnh gây đi cầu ra máu như trĩ, polyp hậu môn, nứt hậu môn, xuất huyết tiêu hóa,… đều có xu hướng tăng nặng, tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa nếu không khắc phục sớm.

Nguy cơ đi cầu ra máu do ung thư:

Các ca bệnh đi tiêu ra máu do ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng mà không được tầm soát kịp thời và điều trị tích cực sẽ di căn với tỷ lệ tử vong càng ngày càng cao.

Đi Cầu Ra Máu, Xử Trí Như Thế Nào, Hiệu Qủa An Toàn

Chúng ta có thể thấy rằng, đi cầu ra máu là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh và có nhiều tác hại. Theo các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Âu Á, cách đối phó với đi cầu ra máu tốt nhất là khám chữa chuyên khoa.

Đi cầu ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

An tâm khám chữa đi cầu ra máu tại Phòng khám Âu Á

Chẩn đoán chính xác:

Khi được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm, được kiểm tra hậu môn - trực tràng với thiết bị kỹ thuật số, bệnh nhân có thể xác định đi cầu ra máu nhiều là bệnh gì.

Điều trị hiệu quả:

Phác đồ chữa đi ngoài ra máu và bệnh liên quan được xây dựng theo kết quả chẩn đoán. Từ đó, bệnh nhân an tâm dùng đúng thuốc, điều trị ngoại khoa đạt công hiệu tốt nhất.

Bảo vệ hậu môn:

Bệnh nhân tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Thực hiện xoa bụng để đi cầu dễ, không rặn mạnh, không ngồi lâu. Đồng thời, giữ vùng hậu môn luôn sạch thoáng.

Ăn uống lành mạnh:

Khi có biểu hiện đi cầu ra máu kèm đau bụng, đau hậu môn, bệnh nhân cần kiêng đồ cay nóng, rượu bia. Thay vào đó, nên ăn rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước.

Sinh hoạt khoa học:

Để tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật, bệnh nhân nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Chú ý vận động nhiều hơn, tập thể dục thể thao thay vì ngồi lâu, đứng nhiều.

Hy vọng thông tin chia sẻ của chuyên gia bệnh hậu môn - trực tràng trên đây có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc: Đi cầu ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nếu còn điều gì băn khoăn, mời bạn nhấn vào khung chat bên dưới để truy cập nhanh Trung tâm tư vấn sức khỏe online miễn phí 24/24 Phòng khám đa khoa Âu Á.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin