Đi cầu ra máu tươi báo động đỏ của bệnh Trĩ Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)

Đi cầu ra máu tươi báo động đỏ của bệnh Trĩ

 Chảy máu khi đi cầu không còn là hiện tượng xa lạ với mọi người nhưng không phải ai cũng biết đây lại là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc những bệnh lý nguy hiểm thuộc vùng hậu môn – trực tràng.

 Vậy, hiện tượng đi cầu ra máu tươi báo động của bệnh trĩ là đúng hay sai hãy cùng theo dõi những thông tin được các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng chia sẻ sau đây.

Những nguyên nhân đi cầu ra máu tươi

 Chảy máu khi đi đại tiện là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc một số bệnh thuộc vùng hậu môn – trực tràng như:

Đi cầu ra máu tươi báo động đỏ của bệnh Trĩ

Đi cầu ra máu tươi báo động đỏ của bệnh Trĩ

  Ung thư trực tràng: Triệu chứng điển hình của căn bệnh này là đi cầu ra máu nhỏ giọt hoặc thành tia, đi tiểu nhiều lần trong ngày…

  Bệnh trĩ: Khi mắc bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng máu chảy ra khi đi cầu ban đầu lượng máu ít, về sau lượng máu ngày càng nhiều, có thể chảy thành tia hay thành giọt.

  Viêm, nứt kẽ hậu môn: Biểu hiện phổ biến nhất của căn bệnh này là máu chảy thành từng giọt, kèm theo đó là hiện tượng đau rát vùng hậu môn.

  Viêm loét đại trực tràng: Khi thấy xuất hiện triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện, kèm theo đó là hiện tượng đau bụng và lẫn chất nhầy trong phân thì rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm loét đại trực tràng.

  Polyp đại tràng và trực tràng: Nếu người bệnh ra máu với số lượng nhiều dẫn tới thiếu máu nặng, thậm chí không bị táo bón nhưng khi đi cầu vẫn ra máu thì khả năng bạn mắc bệnh polyp đại tràng và trực tràng là rất cao .

  Táo bón mãn tính: Khi mắc bệnh táo bón lâu ngày, hậu môn sẽ dễ bị nứt và chảy máu gây viêm nhiễm hậu môn, đặc biệt là dễ mắc bệnh trĩ.

  Thiếu máu: Đại tiện ra máu kéo dài nếu không có cách xử lý kịp thời sẽ dẫn tới tụt huyết áp, mạch đập nhanh, thậm chí ngất xỉu…

Đi cầu ra máu tươi báo động đỏ của bệnh Trĩ

 Như đã nói nguyên nhân dẫn đến đi cầu ra máu có thể bắt nguồn từ bệnh trĩ, thông thường ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu, tạo thành các búi tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc do bị chèn ép trong khoảng thời gian dài nên bị giãn ra và hình thành các búi trĩ.

 Đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng sớm nhất của bệnh, lúc đầu máu chảy kín đáo chỉ xuất hiện trên phân hay giấy vệ sinh về sau máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia, nặng hơn khi bệnh nhân đứng, ngồi xổm hay đi lại cũng khiến máu chảy ra, kèm theo đau rát, sa búi trĩ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

 Với bệnh trĩ người bệnh nên sớm lựa chọn phương pháp điều trị tránh bệnh đã nặng rất khó trị dứt điểm. Nên sử dụng các thảo dược từ diếp cá, đương quy, tinh chất nghệ, tinh chất hoa hòe để điều trị.

 Những điều cần làm để hạn chế việc đi ngoài ra máu tươi

Đi cầu ra máu tươi báo động đỏ của bệnh Trĩ

Hạn chế ăn đồ cay nóng như ớt, tiêu... 

  Hạn chế ngồi lâu, đứng nhiều, bê vác vật nặng, hạn chế tập những môn thể thao có cường độ cao.

  Thường xuyên hoạt động, đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh...

  Hạn chế ăn đồ cay nóng như ớt, tiêu... đồ chiên xào và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe...

  Uống nhiều nước, nước giúp hấp thu chất xơ, làm mềm phân, đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể.

  Ăn nhiều rau xanh, chuối, táo, bưởi, cam... có nhiều chất xơ giúp làm mềm phân, đi ngoài dễ dàng.

  Tập đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

  Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi cầu, giữ hậu môn luôn khô ráo..

 Với những thông tin trên đây, có thể thấy rằng đi cầu chảy máu tươi vô cùng nguy hiểm. Do đó, ngay khi thấy hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh kịp thời.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin