Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Đây là lo lắng của hầu hết mọi bệnh nhân khi bị đi ngoài máu dính trên giấy vệ sinh, máu dính phân, máu chảy thành tia, thành giọt. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ đưa ra phân tích cụ thể về những nguy cơ đáng lo ngại khi bị đi ngoài ra máu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đi ngoài ra máu không hiếm gặp và dễ nhận biết
Đi ngoài ra máu là vấn đề tiêu hóa phổ biến được nhận biết thông qua những đặc điểm như:
Phân kèm máu: Phân có máu nên được xác định là máu phủ lên phân (tách rời) hay phân có lẫn máu. Triệu chứng lâm sàng này hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán dễ dàng hơn.
Phân đỏ như máu: Nhận thấy đi ngoài phân màu đỏ gạch mà không phải do ăn củ cải đường hay việt quất thì cần xem xét đến trường hợp phân dính máu tươi.
Phân đen như hắc ín: Đi ngoài phân đen là dấu hiệu cảnh báo sự chảy máu thuộc phần trên của ống tiêu hóa hoặc sự biến đổi thành phần hóa học trong máu.
Các biểu hiện khác: Khi xảy ra hiện tượng đi cầu ra máu, bệnh nhân thường có các biểu hiện khác như đau rát hậu môn, táo bón, tiêu chảy, khuôn phân bất thường,…
Các chuyên gia lưu ý rằng, đi ngoài phân có máu ở giai đoạn sớm thường ít nên khó phát hiện. Đến khi thấy rõ có máu trong phân thì lúc đó có thể bệnh đã ở giai đoạn tiến triển.
+++ Bên cạnh cách tra cứu thông tin bài viết, bạn có thể nhấn vào khung chat để được bác sĩ tư vấn riêng tư, nhanh gọn và hoàn toàn miễn phí.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Các chuyên gia nhận định rằng, triệu chứng đi ngoài ra máu không chỉ diễn ra đơn độc mà còn có khả năng gây hại đến sức khỏe cùng với các bệnh lý liên quan.
Đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Hiện tượng đi ngoài ra máu đôi khi xảy ra tạm thời và tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có khi đi ngoài ra máu kéo dài mãi không khỏi và gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe.
Đi cầu ra máu có thể là máu đỏ tươi, máu đỏ thẫm, máu đông, phân đen tùy thuộc vào cơ quan mắc bệnh bị chảy máu, lượng máu, thời gian máu đọng,...
Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, xuất huyết tiêu hóa, bệnh đường ruột, bệnh hoa liễu, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,…
Nguyên nhân đi ngoài ra máu đa dạng từ các trường hợp đơn giản như táo bón đến các vấn đề nghiêm trọng như ung thư. Điều trị chậm trễ có nhiều rủi ro, thậm chí đe dọa tính mạng.
Thiếu máu: Đi ngoài ra máu lâu này gây mất máu, thiếu máu. Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, sa sút trí tuệ, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh tim mạch và choáng ngất bất thường.
Viêm nhiễm: Sự chảy máu phát xuất từ những tổn thương ở đường ruột, trực tràng, hậu môn đều có nguy cơ bị các loại vi sinh vật tấn công dẫn tới các viêm nhiễm thứ phát.
Rối loạn chức năng: Các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa mang bệnh nếu không được điều trị sớm có thể đưa đến tình trạng suy giảm hoặc rối loạn chức năng rất khó khắc phục.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Nhận thức được đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân ngay khi phát hiện phân lẫn máu cần khám chữa càng sớm càng tốt.
An tâm khám và điều trị đi ngoài ra máu tại Phòng khám Âu Á
Tại Phòng khám đa khoa Âu Á, các ca bệnh có triệu chứng lâm sàng là đi ngoài ra máu thường được chăm sóc y tế với các hạng mục sau:
Chẩn đoán đi ngoài ra máu: Để tìm ra bệnh lý gây đi ngoài ra máu, bác sĩ cần khám thực thể, hỏi bệnh sử và làm một số kỹ thuật chuyên sâu như siêu âm, nội soi, xét nghiệm phân,…
Chỉ định điều trị tương ứng:
• Điều trị nội khoa: Thuốc chữa đi ngoài ra máu thường có tác dụng kháng sinh - tiêu viêm, diệt khuẩn; thuốc nhuận tràng - làm mềm phân, chống táo bón; thuốc củng cố thành mạch.
• Cầm máu cục bộ: Xác định thương tổn trên đường tiêu hóa, bác sĩ có thể cầm máu tức thì bằng băng dán, kẹp; kiểm soát sự chảy máu bằng tia laser, dòng điện hoặc tiêm thuốc.
• Điều trị ngoại khoa: Tiến hành phẫu thuật để xử lý tận gốc trong các trường hợp xuất hiện polyp, khối u, búi trĩ, vết nứt hậu môn, ổ viêm loét, các bộ phận bị ảnh hưởng bởi ung thư.
Các biện pháp hỗ trợ: Việc điều chỉnh chế độ ăn uống - sinh hoạt là cần thiết để hạn chế đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần đại tiện đều đặn và giữ vệ sinh hậu môn tốt.
Hy vọng rằng, những thông tin chuyên gia cung cấp trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Nếu còn câu hỏi nào khác cần được bác sĩ trả lời cụ thể và riêng tư, mời bạn nhấn vào khung chat bên dưới để truy cập Trung tâm tư vấn online miễn phí Phòng khám đa khoa Âu Á.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan