Bệnh giời leo là căn bệnh da liễu phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể như đùi trong, vùng liên sườn, tay, chân,…Bệnh thường có biểu hiện bằng những nốt bóng nước trên da tập trung thành một đường dài khoảng 5cm. Trong nội dung bài chia sẻ hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về giời leo ở tay: Hình ảnh nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa.
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu Đa Khoa Âu Á cho biết, bệnh giời leo ở tay hay ở các vị trí khác trên cơ thể đều có chung một nguyên nhân là tiếp xúc với độc tố axit photpho hữu cơ tiết ra từ côn trùng bọ giời.
Bệnh giời leo ở tay hay ở các vị trí khác trên cơ thể đều có chung một nguyên nhân
Căn bệnh này thường ít xảy ra ở trẻ nhỏ mà thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, những người có sức đề kháng yếu, bị stress kéo dài.
Bệnh giời leo có thể trở thành dịch vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, độ ẩm cao là cơ hội cho loại côn trùng này phát triển và gây bệnh.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Trên bề mặt vết đỏ ở tay có xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ li ti
Bệnh giời leo thường có những triệu chứng khá giống bệnh zona nên rất dễ nhầm lẫn. Đối với bệnh giời leo ở tay, người bệnh có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:
Ban đầu sẽ thấy có cảm giác như bị trầy xước ở tay hay phỏng, ngứa râm ran, xuất hiện vết đỏ ở tay, cánh tay, ngón tay,…
Sau 1 – 2 ngày, người bệnh có thể có triệu chứng sốt nhẹ, người mệt mỏi, khó chịu.
Trên bề mặt vết đỏ ở tay có xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ li ti gây ra triệu chứng đau rát, dễ bị vỡ gây lở loét.
Các vết loét có thể lan rộng ra xung quanh và khô lại sau 2 – 3 tuần, đóng vảy và lên da non gây sẹo thâm ở tay.
Bệnh giời leo ở tay mặc dù không nguy hiểm nhưng những triệu chứng mà bệnh gây ra sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý và sức khỏe của người bệnh, những vết sẹo do bệnh để lại gây mất thẩm mỹ.
Vì bệnh do độc tố axit photpho gây ra nên việc điều trị thường là dùng dung dịch kiềm mạnh để trung hòa khiến chất độc biến mất không gây bỏng da và để bệnh khỏi.
Khi bị bệnh giời leo nhiều người thường tìm đến những cách chữa dân gian như lấy gạo nếp và đậu xanh nhai nhỏ và đắp vùng da bị tổn thương có tác dụng hút mủ nước giúp vết phỏng nước nhanh khô hơn và khỏi bệnh.
Sử dụng nhựa cây sung bôi trực tiếp lên vùng da bị giời leo sau 2-3 ngày cũng là cách được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả sau 5 – 7 ngày.
Ngoài ra, điều trị giời leo bằng thuốc Tây y cũng được nhiều người bệnh lựa chọn vì hiệu quả điều trị nhanh chóng lại tiện lợi với những người bệnh ở thành phố.
Các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, kháng viêm và làm khô vùng da bị bệnh, hạn chế những biến chứng mà bệnh có thể gây ra như lở loét, nhiễm trùng,…
Các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy,...
Song song với việc điều trị bệnh thì người bệnh khi bị giời leo ở tay nên lưu ý một số điều sau:
Mặc dù bệnh giời leo ở mức độ nhẹ có thể điều trị bằng những phương pháp trên nhưng người bệnh vẫn nên đến cơ chuyên khoa để bác sĩ trực tiếp kiểm tra.
Khi bị bệnh, sức đề kháng của người bệnh suy giảm nên cần bổ sung các vitamin và khoáng chất, ăn đồ mát, hạn chế ăn món ăn cay nóng để tăng sức đề kháng.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép trái cây để tăng cường đào thải, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Luôn đảm bảo giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da bị bệnh.
Hạn chế sờ, tác động lên vùng da bị bệnh, nhất là các nốt mụn nước khí vỡ ra có thể gây nhiễm khuẩn.
Hy vọng với những hình ảnh trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa trị hiệu quả căn bệnh giời leo ở tay. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp thêm, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan