Ung thư tinh hoàn là căn bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 25 – 35 ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sinh sản và sức khỏe. Tuy nhiên, phần lớn nam giới không chú ý tới cơ quan này và không biết tới bệnh ung thư tinh hoàn.
Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tự khám phát hiện ung thư tinh hoàn ở nam giới.
Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam nằm ở trong bìu tinh hoàn có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng, tham gia vào hệ nội tiết với vai trò sản xuất hormone testosterone.
Ung thư tinh hoàn là một dạng ung thư phát triển khối u ác tính xuất phát từ một hoặc hai bên tinh hoàn.
Bệnh ung thư tinh hoàn không lây nhiễm và hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện kịp thời, hạn chế nguy cơ di căn của bệnh tới những bộ phận khác. Tuy nhiên, việc điều trị ung thư tinh hoàn còn tùy vào loại tế bào ung thư và giai đoạn của khối u.
Tế bào ung thư phát triển trong tinh hoàn
Giai đoạn I: Các khối u còn nhỏ và chỉ khu trú ở tinh hoàn.
Giai đoạn II: Bệnh bắt đầu di căn và lan rộng tới những hạch bạch huyết phụ cận.
Giai đoạn III: Là giai đoạn cuối, các khối u bắt đầu phát triển, tế bào ung thư di căn và lan rộng ra khỏi tinh hoàn.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư tinh hoàn là xuất hiện khối u ở trên và xung quanh tinh hoàn. Khối u này có thể khiến người bệnh bị đau hoặc không nên khó phát hiện. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như có cảm giác nặng ở bìu, đau âm ỉ vùng bụng dưới và bẹn, tụ dịch trong bìu, đau bìu tình hoàn,…
Ngoài ra còn những triệu chứng khác có thể không được đề cập ở trên nên nam giới cần chú ý hơn đến tinh hoàn cũng như những dấu hiệu bất thường để kịp thời phát hiện và xử lý.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh ung thư tinh hoàn vẫn chưa được làm rõ nhưng các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết, ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh bệnh trong tinh hoàn phân chia và phát triển bất thường.
Nam giới khi bước sang tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn thường gặp như:
Tinh hoàn ẩn, tinh hoàn nằm trên ổ bụng mà không xuống bìu tinh hoàn dù đã điều trị hay phẫu thuật cũng có nguy cơ ung thư tinh hoàn.
Tinh hoàn phát triển bất thường.
Tiền sử trong gia đình có người bị ung thư tinh hoàn.
Yếu tố tuổi tác.
Nam giới da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những nam giới có màu da đen.
Để phòng tránh căn bệnh này, nam giới có thể tự kiểm tra tinh hoàn của mình hoặc đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên kiểm tra cho bé mỗi ngày. Từ đó, nếu có phát hiện thấy có dấu hiệu bất thường như sưng tinh hoàn, không có tinh hoàn,… cần đến ngay cơ chuyên khoa kiểm tra và thăm khám kịp thời.
Hướng dẫn cách tự khám phát hiện ung thư tinh hoàn
Hãy tự kiểm tra tinh hoàn của mình mỗi ngày để phòng tránh ung thư tinh hoàn
Đứng trước gương để quan sát xem hai bên tinh hoàn có bị sưng không.
Dùng ngón giữa và ngón cái kiểm tra ở trên tinh hoàn.
Nắn nhẹ nhàng hai bên tinh hoàn để kiểm tra kích thước, nếu kích thước hai bên chênh lệch quá lớn thì cần chú ý.
Kiểm tra mào tinh hoàn – ống mềm nằm phía sau tinh hoàn.
Vị trí phổ biến của u tinh hoàn là phía hai bên hoặc phía trước tinh hoàn.
Nam giới nên kiểm tra tinh hoàn sau mỗi lần tắm để nếu có dấu hiệu bất thường sẽ kịp thời phát hiện và xử lý, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
Hy vọng với những chia sẽ về hướng dẫn cách tự phát hiện ung thư tinh hoàn trên đây có thể hữu ích với bạn đọc.
Nếu cần tư vấn thêm bất cứ điều gì, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm được hỗ trợ.
Bài viết liên quan