Nguyên nhân và cách xử trí khi đi cầu ra máu Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)

Nguyên nhân và cách xử trí khi đi cầu ra máu

 Bệnh đi ngoài ra máu có nhiều nguyên nhân gây nên, trường hợp đi cầu ra máu thường có nguyên nhân là các tổn thương ở đại tràng, trực tràng hậu môn. Dưới đây các chuyên gia hậu môn – trực tràng xin giới thiệu một số nguyên nhân và cách xử lý khi đi cầu ra máu.

Nguyên nhân gây đi cầu ra máu

Nguyên nhân và cách xử trí khi đi cầu ra máu

Nguyên nhân gây đi cầu ra máu

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi bạn có triệu chứng đi cầu ra máu và đau rát hậu môn thì có thể do gặp phải những tình trạng hoặc bệnh lý sau:

  Bệnh trĩ: Được hình thành do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn – trực tràng.

  Apxe hậu môn: Nếu bị apxe mà không chữa trị thì lâu dần ổ này sẽ vỡ ra gây chảy mủ, đau rát hậu môn, đi cầu ra máu, viêm nhiễm, ngứa ngáy rất khó chịu.

  Nứt kẽ hậu môn: Là tại hậu môn xuất hiện các vết nứt nên khi đi đại tiện sẽ bị chảy máu, đau rát, ngứa ngáy hậu môn, lượng máu chảy ra có thể ít hay nhiều tùy theo bệnh đang ở tình trạng nào.

  Viêm loét đại trực tràng: Tình trạng viêm ruột, gây đi cầu ra máu, đau rát hậu môn, đau bụng, tiêu chảy, sốt, tim đập nhanh, chướng bụng…

  Táo bón: Bị táo bón dẫn tới đi ngoài ra máu tươi.

  Kiết lỵ: Máu thường lẫn với phân, kèm theo có chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn và đau hậu môn khi đi đi ngoài.

  Ung thư đại tràng: Đi cầu ra máu thường ít và dính theo phân. Có hội chứng bán tắc ruột và khám thấy khối u.

  Ung thư trực tràng: Hay gặp ở người già, triệu chứng chủ yếu là đi ngoài máu tươi kéo dài, máu ra từng giọt hay từng tia. Thăm và soi trực tràng thấy khối u.

  Tình trạng dị ứng: Gây xung huyết niêm mạc trực tràng cũng có thể gây ra đi ngoài máu tươi.

  Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng gây đi ngoài ra máu, biểu hiện thường là đi ngoài ra phân đen với mùi đặc trưng.

Những nguy hại của việc đi cầu ra máu

 Những nguy hại của việc đi cầu ra máu các bạn không nên chủ quan mà hãy đến cơ chuyên khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời, vì nếu kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Nguyên nhân và cách xử trí khi đi cầu ra máu

Làm cho người bệnh cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, đau đớn

  Làm cho người bệnh cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu, từ đó ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày cũng như tâm lý.

  Nếu bệnh nặng tình trạng chảy máu sẽ nhiều, dẫn đến thiếu máu, mất máu, hoa mắt, chóng mặt, làm suy giảm trí nhớ, thậm chí là ngất xỉu.

  Khi búi trĩ lòi ra dễ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng máu, nghẹt búi trĩ, hình thành nên các bệnh hậu môn, trực tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.

  Nhiều người bị đi cầu ra máu, đau rát hậu môn thường không muốn quan hệ tình dục, nên thường lãnh cảm, suy giảm chức năng sinh lý, dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Cách xử trí khi đi cầu ra máu

 Việc tự chẩn đoán bệnh tại nhà có thể dẫn đến sai lầm, nên tốt nhất cần thăm khám để được hướng dẫn và áp dụng cách xử lý phù hợp.

 Nếu cảm thấy đau đớn khó chịu hãy đề nghị bác sĩ kê loại thuốc giảm đau, thuốc bôi ngoài hoặc uống có tác dụng giảm đau tại chỗ và đi ngoài dễ dàng hơn.

Thăm khám để có hướng giải quyết phù hợp

 Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số giải pháp làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu tại nhà sau:

  Làm sạch đúng cách sau khi đi vệ sinh: Hãy đảm bảo khu vực hậu môn được làm sạch sẽ sau khi đi ngoài để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập.

  Mặc trang phục rộng rãi: Giúp tránh tình trạng trang phục cọ vào hậu môn làm da bị đau, chảy máu do vết rạn hoặc bị sa búi trĩ.

  Bổ sung đủ lượng nước: Cần bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày hoặc có thể uống nước trái cây tươi, súp, nước canh,…

  Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn: Chất xơ hòa tan giúp phân mềm mại và ngăn ngừa táo bón, hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa một lượng chất xơ tốt.

  Tập thể dục: Việc tăng cường các hoạt động thể chất giúp kích thích tiêu hóa và phòng tránh táo bón hiệu quả nên sẽ giảm được hiện tượng đi cầu ra máu.

  Tập thói quen đi cầu mỗi ngày: Hoạt động này giúp tránh được tình trạng phân tồn đọng lâu ngày dẫn đến táo bón.

  Ăn sữa chua: Sữa chua giúp bổ sung probiotic làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Âu Á về nguyên nhân và cách xử lý đi ngoài ra máu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp bằng cách nhấp vào bảng bên dưới.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin