Những biểu hiện chủ yếu của táo bón là gì? Mặc dù táo bón là bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết những biểu hiện của bệnh. Thông qua bài viết sau đây, các chuyên gia sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết - hỗ trợ nhận biết bệnh táo bón chính xác.
Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa đặc trưng bởi dấu hiệu phân khô cứng, kích thích rặn mạnh khi đại tiện, số lần đại tiện giảm, cảm giác sót phân sau đại tiện.
Những biểu hiện chủ yếu của táo bón
Táo bón chức năng thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý, tâm lý căng thẳng, nhịn đại tiện lâu, cơ thể mất nước,…
Người bị táo bón chức năng có triệu chứng ít đại tiện - 1 tuần đại tiện ít hơn 3 lần; mỗi khi đại tiện phải rặn mạnh mới tống phân ra được.
Nguyên nhân táo bón có thể là các bệnh trĩ, bệnh đại tràng, nhu động ruột giảm, bệnh bẩm sinh ở hệ tiêu hóa, ung thư gây chèn ép,…
Bệnh nhân táo bón bệnh lý hay bị đau quặn bụng, hơn 3 ngày mới đại tiện 1 lần, rặn mạnh khi thải phân cứng có thể gây chảy máu hậu môn, đi đại tiện xong vẫn muốn đi tiếp.
Bệnh táo bón kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng và trở thành táo bón kinh niên thường được gọi là táo bón mãn tính hay táo bón nặng.
Bệnh nhân bị táo bón nặng bên cạnh dấu hiệu đại tiện khó khăn còn bị đầy bụng, chướng bụng dưới, chán ăn, mệt mỏi, buồn bực, phân dính tắc, són phân lỏng,…
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Các chuyên gia cho biết, bệnh táo bón lâu ngày không được khắc phục có khả năng đưa đến nhiều biến chứng phức tạp và nguy hại hơn như:
Các biến chứng của táo bón cần lưu ý
Bệnh nhân rặn mạnh để đẩy phân quá khô và cứng ra ngoài thường làm xước rách niêm mạc hậu môn. Hậu quả là bị nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu và đau hậu môn sau khi đi đại tiện.
Bệnh táo bón làm tăng nguy cơ mắc bệnh apxe hậu môn, rò hậu môn. Khi đồng thời bị táo bón và viêm hậu môn, bệnh nhân hay đi cầu táo bón ra máu, nóng rát hậu môn và ngứa.
Táo bón vừa là nguyên nhân vừa là biểu hiện của bệnh trĩ. Mỗi lần đại tiện, bệnh nhân phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh, bệnh nặng đi ngoài máu chảy thành tia, thành giọt.
Tình trạng ùn ứ phân nhiều ngày làm tắc ruột với triệu chứng táo bón đau bụng âm ỉ, buồn nôn, nôn ói, cổ trướng, đầy hơi, bí trung tiện, bí đại tiện, dấu hiệu mất nước,…
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bệnh táo bón càng để lâu thì càng có nhiều tác hại nghiêm trọng như: gây stress, chán ăn, sút cân, trầm trọng hóa các bệnh mãn tính, nguy cơ mắc bệnh đường ruột, ung thư.
Theo các chuyên gia, khống chế tình trạng táo bón khi bệnh nhẹ lúc nào cũng đơn giản và an toàn hơn rất nhiều so với trường hợp để lâu không chữa.
Nên đi khám chuyên khoa nếu bị táo bón nặng kéo dài
Khám chuyên khoa: Việc tìm đến sự trợ giúp y tế là cần thiết khi nhận thấy táo bón liên tục xảy ra, có táo bón chảy máu, táo bón kèm lòi trĩ, đau ngứa hậu môn, buồn nôn,…
Điều chỉnh dinh dưỡng: Đảm bảo uống đủ nước, bổ sung chất xơ từ rau củ quả, ngũ cốc, ưu tiên thực phẩm thanh mát, hạn chế thực phẩm cay nóng là cách chống táo bón rất tốt.
Sinh hoạt hợp lý: Vận động cơ thể giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa thuận lợi. Theo đó, mỗi ngày bệnh nhân nên dành thời gian tập thể dục, thể thao vừa sức và ngủ đủ giấc.
Hỗ trợ đại tiện: Nên đại tiện đều đặn mỗi ngày, ngồi đại tiện ở tư thế mà đùi và người tạo thành góc khoảng 45 độ. Lưu ý không ngồi lâu, không rặn mạnh, không nhịn đại tiện.
Mong rằng những thông tin cung cấp trong bài viết đã giúp bạn nhận diện những biểu hiện chủ yếu của táo bón. Nếu còn điều gì băn khoăn cần được bác sĩ tư vấn trả lời riêng tư, mời bạn nhấn vào khung chat bên dưới.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan