Thắt búi trĩ và những thông tin người bệnh cần biết

 Bệnh trĩ có nhiều phương pháp chữa trị khác nhau kể cả đông y và tây y, thủ thuật thắt trĩ cũng là một trong có phương pháp phổ biến để điều trị bệnh trĩ hiện nay. Dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chia sẻ về vấn đề thắt búi trĩ và những thông tin người bệnh cần biết để bạn tham khảo và nắm rõ hơn về thủ thuật.

Tìm hiểu về phương pháp thắt búi trĩ

 Thắt búi trĩ là một thủ thuật với cách thực hiện thắt đáy búi trĩ bằng dây thun, giúp chặn đứng hoàn toàn các dòng máu đến búi trĩ.

 Khi thực hiện công việc này, các bác sĩ chuyên khoa đặt một ống nội soi nhỏ đã được làm ấm và có dung dịch bôi trơn vào nơi hậu môn của người bệnh.

 Các búi trĩ được dùng kẹp giữ chặt sau đó một dùng dụng cụ siết dây thun vào đáy của các búi trĩ, từ đó các búi trĩ không được máu nuôi dưỡng nữa sẽ teo lại rồi hoại tử.

 Thắt búi trĩ sẽ có sẹo ở vị trí búi trĩ từ đó giữ cho các tĩnh mạch không bị phình tại ống hậu môn.

 Sau khi tiến hành thủ thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau, đày ở vùng bụng dưới hoặc thỉnh thoảng có cảm giác mót đi tiểu.

Khi nào cần thắt búi trĩ?

Thắt búi trĩ

 Thủ thuật thắt trĩ được áp dụng cho những trường hợp bị trĩ từ độ 2 trở đi.

 Đây là thủ thuật áp dụng trong điều trị trĩ nội, nếu như sau 3 đến 4 lần thắt trĩ mà các triệu chứng vẫn tồn tại bạn nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

 Phương pháp này không được dùng trong trường hợp không đủ mô để có thể kéo vào lòng dụng cụ thắt trĩ.

 Thắt búi trĩ không được chỉ định cho bệnh trĩ độ 4.

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc người bệnh sau khi thắt búi trĩ

 Các chuyên gia cho biết để việc điều trị đạt hiệu quả tốt thì sau khi thắt búi trĩ, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc hợp lý để đảm bảo việc phục hồi được diễn ra nhanh chóng.

 Sau khi thắt búi trĩ, tuần đầu tiên người bệnh không được hoạt động nặng, trong 48 đến 72 giờ đầu tiên khi có cảm giác rặn đại tiện cần phải ngâm nước ấm.

 Nên ăn những thức ăn lỏng như cháo, súp,… nhằm tránh gây rặn nhiều khi đi tiêu, nếu cần thiết có thể sử dụng một số thuốc nhuận tràng nhẹ để tránh táo bón.

 Nếu bị đau nhiều các chuyên gia có thể kê thêm một số thuốc hỗ trợ, khi có bất kỳ biến chứng bất thường cần tiến hành tái khám ngay.

Nguy cơ biến chứng sau khi thắt búi trĩ

 Tuy rất hiếm gặp nhưng bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ dưới đây:

 Đau nhiều do không đáp ứng với những phương pháp giảm đau sau khi thắt trĩ, do thắt quá sát với những vùng chữa nhiều thụ thể cảm nhận được đau ở trong ống hậu môn.

 Bị chảy máu hậu môn nhiều.

 Thấy bí tiểu.

 Nhiễm trùng ở vùng chậu, vùng hậu môn tuy hiếm gặp nhưng hiện tượng này lại diễn biến nhanh và có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết.

 Bị tuột dây thun, cần phải thắt lại.

 Xuất hiện cục máu đông xảy ra với tỷ lệ thấp khoảng 5%. Lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ cục máu đông.

 Bị nứt hậu môn, chỉ xảy ra khoảng 1% trường hợp do nứt búi trĩ, tình trạng này sẽ được điều trị bằng kháng sinh, tiến hành giảm đau hoặc là phẫu thuật.

 Trên đây là những thông tin về thủ thuật thắt búi trĩ, hiệu quả, cách chăm sóc sau khi thực hiện và những biến chứng người bệnh có thể gặp phải.

 Mong rằng sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp thắt búi trĩ này và đưa ra được quyết định chính xác, lựa chọn phương pháp phù hợp để điều trị bệnh.

Xem thêm thông tin khác tại: https://dakhoaauahcm.vn

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin