Đánh giá bài biết: 0/10

Trĩ hỗn hợp là gì? Cách điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả

Trĩ là căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Nếu chỉ mắc một loại trĩ thôi đã khiến người bệnh đau đớn và đứng ngồi không yên thì bệnh trĩ hỗn hợp có thể coi là cơn ác mộng của nhiều người. Vậy trĩ hỗn hợp là gì? Cách điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả như thế nào?

Câu trả lời sẽ được chúng tôi chia sẻ trong nội dung ngày hôm nay.

Trĩ Hỗn Hợp Là Gì?

Bệnh trĩ được chia ra thành 3 loại : trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, trong đó, trĩ hỗn hợp là loại phức tạp và khó điều trị nhất vì nó được hình thành từ sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại.

Khi mắc trĩ hỗn hợp, nếu không sớm điều trị thì khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, các búi trĩ ở bên trong và ngoài ống hậu môn sẽ kết dính lại với nhau, tạo thành búi trĩ lớn và kéo dài trong ống hậu môn.

Trĩ hỗn hợp là loại phức tạp và khó điều trị nhất

Trĩ hỗn hợp là loại phức tạp và khó điều trị nhất

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp cũng giống với nguyên nhân gây trĩ nội và trĩ ngoại, bao gồm :

Trực tràng bị đè nén làm cho niêm mạc phía dưới trực tràng phải chịu áp lực và gây cản trở cho sự lưu thông của máu, dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp do người bệnh bị táo bón lâu ngày, tiêu chảy, thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động, phụ nữ có thai,…

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều đồ cay nóng, ít chất xơ và rau củ, uống ít nước làm hạn chế chức năng của nhu động ruột.

Vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ khiến vi khuẩn và các chất độc hại tích tụ gây viêm nhiễm ở hậu môn và là điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.

Những người bị các bệnh hậu môn – trực tràng không điều trị khiến vùng hậu môn bị tổn thương, sưng phồng dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp.

Thành tĩnh mạch mỏng, yếu do bẩm sinh khiến khả năng kháng lực kém, không chịu được áp lực khiến các tĩnh mạch bị phình to ra dẫn đến bệnh trĩ.

Bị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại không điều trị kịp thời, lâu ngày phát triển thành trĩ hỗn hợp.

Những Biểu Hiện Của Bệnh Trĩ Hỗn Hợp

Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể co lại vào bên trong

Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể co lại vào bên trong

Khi bị trĩ hỗn hợp, người bệnh sẽ có triệu chứng của cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, cụ thể là :

Đại tiện ra máu: Người bệnh sau khi đi đại tiện xong thấy có lẫn vài giọt máu tươi dính trên giấy lau hoặc máu có thể lẫn trong phân và lượng máu tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Tiết dịch nhầy ở hậu môn: Là biểu hiện đặc trưng của bệnh trĩ hỗn hợp, do niêm mạc trực tràng bị kích thích bởi búi trĩ trong thời gian dài khiến dịch bị tiết ra nhiều, tràn ra ngoài hậu môn. Dịch tiết gây kích ứng vùng da hậu môn nên người bệnh luôn thấy ngứa ngáy khó chịu và ẩm ướt ở vùng hậu môn.

Đau nhức hậu môn: Hậu môn là vị trí có nhiều dây thần kinh cảm giác và rất nhạy cảm nên khi bị trĩ hỗn hợp, người bệnh sẽ có cảm giác sưng, đau hậu môn, mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Dị vật ở hậu môn: Các búi trĩ và các niêm mạc ở hậu môn ngày càng sưng to, búi trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp hậu môn ra ngoài gây cảm giác vướng víu, khó chịu ở hậu môn.

Sa búi trĩ: Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể co lại vào bên trong.

Điều Trị Bệnh Trĩ Hỗn Hơp Bằng Cách Nào Hiệu Quả

Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Âu Á về hậu môn – trực tràng cho biết, bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại nên có thể điều trị bằng cả phương pháp nội khoa và ngoại khoa.

Sau khi thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cũng như phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Điều trị bằng nội khoa

Với những trường hợp bệnh nhẹ, kích thước búi trĩ còn nhỏ và chưa gây ra biến chứng nghiêm trọng thì có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, sử dụng thuốc điều trị để giúp tiêu các búi trĩ. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh trĩ hỗn hợp ở giai đoạn này là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, làm co búi trĩ.

Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể co lại vào bên trong

Điều trị bằng ngoại khoa

Khi việc điều trị bằng thuốc không có tác dụng hoặc không mang lại hiệu quả cao khi mức độ bệnh đã trở nên nặng hơn, búi trĩ có hiện tượng sa ra bên ngoài thì người bệnh cần là phẫu thuật ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ.

Các phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong giai đoạn này là chích xơ, thắt vòng búi trĩ, cắt trĩ bằng kĩ thuật PPH, HCPT,… với ưu điểm an toàn, nhanh chóng, không đau, không chảy máu, đảm bảo chức năng sinh lý cho vùng hậu môn,…

Để điều trị bệnh trĩ hỗn hợp thì ngoài việc hiểu về căn bệnh này cũng như có phương pháp điều trị thích hợp thì người bệnh cũng nên tìm cho mình địa chỉ điều trị uy tín, chất lượng.

Nếu vẫn chưa rõ về bệnh trĩ hỗn hợp là gì và cách điều trị bệnh như thế nào, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để được giải đáp.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin