Phân biệt trĩ nội và bệnh trĩ ngoại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp nhằm chữa bệnh trĩ một cách dứt điểm.
Vậy trĩ nội và trĩ ngoại bệnh nào nặng hơn ? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ của các chuyên gia khoa hậu môn – trực tràng trong nội dung bài viết sau.
Trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom, được hình thành do có sự phình giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch nằm xung quanh đường ống hậu môn.
Như thế nào là bệnh trĩ ?
Bệnh gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào và ngày càng gia tăng mạnh do thói quen ngồi nhiều, ít vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học hoặc do tình trạng béo phì làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ,…
Căn bệnh được chia làm 3 loại chính là bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ nội và trĩ ngoại là hai dạng phổ biến nhất.
Khi mới được chẩn đoán mắc bệnh, có khá nhiều bệnh nhân băn khoăn về mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cũng như sự khác biệt giữa 2 dạng bệnh trĩ này.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Về cơ bản, trĩ nội và trĩ ngoại đều là những căn bệnh nguy hiểm ở hậu môn trực tràng, nếu không được điều trị sớm các búi trĩ sẽ ngày càng sưng to và gây đau đớn, khó chịu khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng.
Trên lý thuyết không thể so sánh được giữa trĩ nội và trĩ ngoại bệnh nào nặng hơn và bệnh nào nhẹ hơn. Do đó, để đánh giá được mức độ nguy hiểm mà bệnh trĩ gây ra còn phải căn cứ vào giai đoạn bệnh mà người đó mắc phải.
Dưới đây là tóm tắt về đặc điểm của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại giúp bạn nhận biết và phân biệt được hai dạng bệnh này:
Búi trĩ được hình thành bên trên đường lược
Búi trĩ được hình thành bên trên đường lược và phía cuối của ống trực tràng.
Bể mặt búi trĩ chính là lớp niêm mạc của ống hậu môn.
Không chứa dây thần kinh cảm giác nên thường không có cảm giác đau mỗi khi đi ngoài từ đó khó phát hiện bệnh.
Diễn biến của bệnh được chia làm 4 độ cấp độ đi từ nhẹ đến nặng như:
Diễn biến của trĩ nội qua từng cấp độ
Độ 1: Búi trĩ mới hình thành, chảy máu là dấu hiệu đến sớm nhất.
Độ 2: Búi trĩ sưng to hơn và sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng lại có thể tự co lên được.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng phải dùng tay đẩy mới có vào hậu môn được.
Độ 4: Búi trĩ sa hẳn sa xuống và nằm thường trực bên ngoài nên dễ bị thắt nghẹt, nhiễm khuẩn và hoại tử.
Búi trĩ hình thành bên dưới đường lược
Búi trĩ hình thành bên dưới đường lược nên có thể dễ dàng phát hiện ra khi quan sát bằng mắt thường.
Gây đau đớn, khó chịu do khu vực búi trĩ hình thành chứa nhiều dây thần kinh cảm giác.
Bề mặt trĩ ngoại được nhận biết qua các giai đoạn phát triển như:
Các giai đoạn của trĩ ngoại
Giai đoạn 1: Búi trĩ xuất hiện ngay ngoài hậu môn, kích thước nhỏ cỡ bằng hạt đậu hoặc hạt ngô
Giai đoạn 2: Búi trĩ ngoại phát triển thành các đám rối nằm ngoằn nghèo bên ngoài hậu môn
Giai đoạn 3: Búi trĩ bị tắc mạch và gây chảy máu, đau đớn khi không được điều trị tốt
Giai đoạn 4: Búi trĩ tiết nhiều dịch nên dễ gây viêm nhiễm và ngứa ngáy ngoài hậu môn. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn…
Cả hai bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đều là những bệnh lý nguy hiểm tại hậu môn – trực tràng và không có bệnh nào được đánh giá là nặng hơn nhẹ hơn.
Thay vì cân nhắc về độ nặng nhẹ của hai loại bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tích cực điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn đầu để giảm thiểu những nguy hiểm mà bệnh trĩ mang lại.
Qua những thông tin trên bạn đã phần nào nhận biết được thế nào là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cũng như nắm rõ được tính chất nguy hiểm của chúng. Nếu còn thắc mắc điều gì hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào bảng dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Tham khảo thêm thông tin tại: https://dakhoaauahcm.vn/
Bài viết liên quan