Bệnh thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi khi có người bệnh 1 - 2 tuần những vết thủy đậu đã không còn và có thể trở lại công việc thì có những người bị cả tháng nhưng vẫn chưa hết. Thủy đậu tuy là bệnh phổ biến ở Việt Nam và dường như chúng ta đều biết đến căn bệnh này nhưng đến khi gặp phải người ta lại lăn tăn không biết bệnh bao lâu thì khỏi, liệu nó có nguy hiểm hay điều trị thế nào để không để lại sẹo, đặc biệt là triệu chứng ngứa của trong thời gian phát bệnh có cách nào giảm không?
Nếu bạn đang gặp vấn đề về thủy đậu thì tuyệt vời bài viết dưới đây sẽ mang đến bạn những thông tin hữu ích!
Người bệnh thủy đậu thường tuân thủ cách ly với các thành viên trong gia đình và những người xung quanh vì đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, dễ dàng lây nhiễm từ người sang người qua:
++ Khi tiếp xúc trực tiếp
++ Đường hô hấp
++ Tiếp xúc dịch nhầy người bệnh
++ Gián tiếp qua đồ dùng của người bệnh có dính dịch nhầy.
Bệnh có những dấu hiệu ban đầu dễ phát hiện như sốt nhẹ, các mụn nước xuất hiện rải rác
Thông thường, thủy đậu được phát hiện qua các dấu hiệu như:
++ Sốt nhẹ, người mệt mỏi.
++ Mụn nước xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
++ Mụn nước nhanh chóng lây lan và dễ bị vỡ.
++ Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Thủy đậu thường gặp vào mùa Đông hay Xuân khi thời tiết bắt đầu lạnh. Nhiều chuyên gia da liễu cũng khẳng định rất hiếm gặp trường hợp bệnh nhân tái phát thủy đậu lần 2 do cơ thể sản sinh ra kháng thể miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên, 10% người bệnh thủy đậu lại có nguy cơ mắc bệnh zona về sau.
Mọi thắc mắc về bệnh thủy đậu sẽ được bác sĩ da liễu giải đáp MIỄN PHÍ, kết nối với bác sĩ dễ dàng bằng cách bấm vào KHUNG CHAT bên dưới!
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Theo dõi từng giai đoạn tiến triển của bệnh bạn sẽ biết được rõ hơn bệnh thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi.
Các giai đoạn phát triển của thủy đậu
Ở giai đoạn này sẽ không có triệu chứng nhận biết, thông thường khoảng 2 tuần nhiễm bệnh sẽ bắt đầu có những dấu hiệu của thủy đậu. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau.
Các dấu hiệu của thủy đậu sẽ bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn khởi phát như nổi mẩn đỏ kèm theo đau đầu, sốt nhẹ, khó chịu toàn thân, chán ăn...
Các mụn đỏ phát triển thành mụn nước hoặc có màu trắng giống như mủ và bắt đầu lây lan khắp cơ thể. Lúc này ngoài mệt mỏi thì người bệnh còn có cảm giác ngứa khắp các nốt mụn vô cùng khó chịu.
Thủy đậu hồi phục các nốt mụn sẽ khô lại, nốt thủy đậu đóng vảy và bong tróc, nếu người bệnh được chăm sóc tốt có thể khỏi hoàn toàn sau 1 tuần và không để lại sẹo.
Thông thường sẽ mất khoảng 7 - 21 ngày để các dấu hiệu của bệnh biểu hiện rõ ràng, sau đó cũng cần từ 1 tuần – 10 ngày để điều trị và hồi phục. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, không được điều trị, chăm sóc đúng cách... thủy đậu có thể kéo dài hơn.
Bạn bị thủy đậu đã hơn 21 ngày nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, bấm ngay KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Nếu chăm sóc tốt bệnh nhân thủy đậu có thể hồi phục mà không để lại biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số ảnh hưởng có thể chịu phải như sẹo xấu gây mất thẩm mỹ, nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh khi đến tuổi trung niên.
Song bệnh nhân không được chủ quan vì đối với những trường hợp sức đề kháng kém hay không được chữa đúng cách thủy đậu có thể gây ra những ảnh hưởng như:
- Nguy cơ nhiễm khuẩn da từ những vết mụn không được vệ sinh khoa học, lúc này vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây du khuẩn huyết và hội chứng choáng nhiễm độc.
- Một số biến chứng thần kinh do thủy đậu gây ra như mất điều hòa tiểu não, viêm não. Bên cạnh đó còn có nguy cơ viêm cột sống cắt ngang, viêm màng não vô khuẩn.
- Đối với người bệnh dùng aspirin điều trị không đúng cách có thể dẫn đến hội chứng Guillain- Barré, hội chứng Reye, đây là bệnh não cấp tính tiến triển ở tốc độ nhanh và kèm theo tổn thương ở gan.
- Bên cạnh đó, bạn nên điều trị bệnh theo phác đồ bác sĩ chuyên khoa bởi virus Varicella zoster gây bệnh thủy đậu có thể tiến triển thành viêm phổi kẽ, viêm phổi thủy đậu...
Cảnh báo ở thai phụ bị thủy đậu:
++ Nguy cơ tiến triển thành viêm phổi kẽ cao hơn bình thường.
++ Trẻ có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh (khi mẹ mang thai từ tuần thứ 20 trở đi).
++ Trẻ sinh ra từ mẹ bị thủy đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh có khả năng gây ra thủy đậu sơ sinh, nặng hơn là tử vong.
Bạn lo lắng về biến chứng của thủy đậu? Hãy để lại tình trạng của mình vào KHUNG CHAT bên dưới để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn MIỄN PHÍ, giải đáp thắc mắc nhanh chóng!
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bạn đã biết bệnh thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi, vậy làm sao để có thể hồi phục nhanh nhất có thể? Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc bệnh thủy đậu từ bác sĩ da liễu Trần Hùng hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Âu Á.
Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch
➞ Người bệnh nên ở phòng riêng thoáng mát, có ánh sáng mặt trời và sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng không dùng chung với người khác.
➞ Thực hiện vệ sinh phòng ở của người bệnh hàng ngày bằng các dung dịch khử trùng như nước Javel, dung dịch Cloramin B 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch, đối với những đồ vật nhỏ, chăn màn có thể đem phơi nắng.
➞ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi cần tiếp xúc phải mang khẩu trang, sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt với phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
➞ Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch một số người bênh vì kiêng nước không tắm vấn đề vệ sinh không đảm bảo khiến vi khuẩn xâm nhập gây biến chứng nặng hơn.
➞ Bệnh nhân thủy đậu nên chọn quần áo nhẹ, mỏng rộng, thoải mái, không gây bị, tránh quần áo có chất liệu thô gây xước các nốt mụn. Đồng thời, quần áo phải được giặt sạch và phơi nơi có ánh nắng.
➞ Dinh dưỡng của người bệnh phải được đảm bảo, chú ý bổ sung thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu... Để hồi phục tốt hơn bệnh nhân nên uống nhiều nước, bổ sung thêm rau quả tươi...
Dùng dung dịch xanh Milian để chấm lên các nốt phỏng nước
➞ Để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh nhân nên dùng dung dịch xanh Milian để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
➞ Dùng khăn ấm lau khi người bệnh sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường theo hướng dẫn của bác sĩ.
➞ Trường hợp mụn nước bị nhiễm trùng có mủ, tấy đỏ xung quanh nên gặp ngay bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
➞ Tuyệt đối không dùng tay hay vật cứng làm vỡ nốt thủy đậu điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, để lại sẹo xấu.
CHÚ Ý:
++ Gặp ngay bác sĩ khi người bệnh có triệu chứng khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê, xuất huyết nốt rạ...
++ Bệnh có thể gây ra ngứa ngáy bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ để mua thuốc giảm ngứa.
++ Người chưa bị thủy đậu có thể ngừa bệnh thủy đậu bằng cách tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu.
Trên đây là một số chia sẻ về dấu hiệu của bệnh thủy đậu, các giai đoạn phát triển của bệnh, thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi và cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy nếu bạn có thắc mắc hay vẫn chưa có phác đồ điều trị thủy đậu từ bác sĩ chuyên khoa hãy liên hệ ngay bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Âu Á bằng cách bấm vào KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ!
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan