Bị tróc da dưới bàn chân khiến chân có cảm giác khó chịu và đau rát. Vậy nguyên nhân bị tróc da dưới bàn chân và cách khắc phục là gì? Hãy cùng khám phá bí quyết để có một bàn chân đẹp không bị tróc da nhé.
✏ Nhiễm nấm:
Lý do phổ biến nhất khiến chân bị tróc da là do nhiễm nấm. Dưới bàn chân có thể bị tróc da mà bệnh nhân không cảm thấy bị ngứa, do đó bạn sẽ không biết đó là một bệnh nhiễm nấm. Vì vậy, nếu da chân của bạn bắt đầu có hiện tượng tróc da, hãy đến bệnh viện kiểm tra sớm.
✏ Đổ mồ hôi khi tập luyện:
Tập luyện quá nhiều dẫn đến ra nhiều mồ hôi cũng là nguyên nhân làm da dưới bàn chân bị tróc. Mồ hôi quá nhiều và môi trường ẩm ướt thường gây ra nhiễm trùng chân, dẫn đến bong gân, khiến bàn chân dễ bị tróc da.
Mồ hôi ở chân quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến tróc da ở bàn chân
✏ Cháy nắng:
Theo các chuyên gia, bàn chân mà bị cháy nắng cũng dẫn đến tróc da và những bệnh khác. Chính vì vậy, bạn cần chú ý hơn đến bàn chân để tránh cho chúng không phải chịu tác hại của các tia tử ngoại nguy hiểm.
✏ Chàm bội nhiễm:
Chàm bội nhiễm là một chứng bệnh ở da do sự giãn nở của da. Bệnh này có thể gây ra tróc da, ngứa và khô da khắp cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Khi không may mắc bệnh này, hãy đến bệnh viện để biết biện pháp điều trị phù hợp từ các chuyên gia và bác sĩ da liễu.
✏ Mất nước:
Mất nước có thể làm bạn mệt mỏi, giảm sự trao đổi chất, gây ra mụn trứng cá, khiến tróc da dưới bàn chân. Nếu cơ thể bạn không đủ độ ẩm, da sẽ bắt đầu khô, tróc da và lan ra khắp mọi nơi trên cơ thể.
Nếu bạn có những triệu chứng trên, hãy nhanh chóng nhấp vào bảng chat bên dưới để được các bác sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm tư vấn cách điều trị phù hợp.
Bị tróc da ở dưới bàn chân là hiện tượng thường gặp, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh khác. Cách điều trị cũng không quá khó, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Chăm sóc chân bằng cách ngâm chân: Ngâm chân trước khi tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm là rất cần thiết. Tuy nhiên không nên ngâm chân quá lâu và số lần ngâm chân không quá 3 lần/ tuần vì sẽ khiến da khô hơn.
Tẩy tế bào chết cho chân: Tẩy tế bào chết sẽ giúp làm sạch lớp da chết trên cùng để nuôi dưỡng lớp da bên dưới, ngăn ngừa việc bị tróc da chân.
Dưỡng ẩm cho chân: Dưỡng ẩm sau khi tắm hoặc ngâm chân với sản phẩm không cồn sẽ giúp giữ độ ẩm trên da, ngăn cho da không bị khô.
Gặp bác sĩ: Nếu tình trạng bị tróc da dưới bàn chân không cải thiện khi đã áp dụng những cách trên thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.
Có nhiều cách đễ chữa tróc da ở dưới bàn chân
Sau đây là cách do các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á chia sẽ thêm ''Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh'', bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để tránh bị tróc da ở dưới bàn chân:
Uống đủ nước: Độ ẩm trong cơ thể được dùng để cấp nước và nuôi dưỡng da. Bằng việc uống 8 cốc nước mỗi ngày, vùng da trên toàn bộ cơ thể sẽ được cấp nước và không bị khô nhanh chóng. Tránh uống rượu bia và các thức uống có caffeine vì chúng sẽ làm tăng cảm giác ngứa ở chỗ da chân bị tróc.
Chú ý tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng: Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc, nếu thuốc gây nên tình trạng ngứa hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để đổi thuốc.
Mang tất coton: Tất cotton giúp cho chân thoáng mát và thấm hút mồ hôi, ngăn cản việc mất độ ẩm làm chân bị khô. Nên thay đổi tất hằng ngày hoặc sau khi đổ mồ hôi.
Mang các loại giày thoáng mát cũng giảm nguy cơ bị tróc da ở bàn chân
Mang các loại giày thoáng mát cho chân: Nên mang giày sandal và tránh mang giày trong suốt cả ngày vì chân của bạn cần được thở để giữ độ ẩm.
Tránh dùng xà phòng tẩy rửa mạnh: Xà phòng tẩy rửa mạnh không làm cho da sạch hơn so với loại tẩy rửa nhẹ mà chúng còn làm mất độ ẩm của da và dẫn đến khô da.
Dùng nước ấm khi đi tắm: Thay vì dùng nước nóng khi đi tắm, bạn hãy dùng nước ấm và giới hạn thời gian tắm ít hơn 10 phút.
Qua bài viết Nguyên nhân bị tróc da dưới bàn chân và cách khắc phục, hi vọng bạn đã biết được nguyên nhân cũng như biện pháp để phòng tránh bị tróc da dưới bàn chân. Nếu bạn đã áp dụng các cách trên mà vẫn không khỏi, hãy đến Phòng khám đa khoa Âu Á để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn cách chữa trị an toàn và hiệu quả.
Bài viết liên quan