Những điều bạn cần biết về các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)

Những điều bạn cần biết về các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp

 Các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp có những đặc điểm tương ứng với mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của bệnh trĩ. Nếu bạn vẫn chữa biết cách xác định cấp độ trĩ hỗn hợp và cách chữa trị tương ứng. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu qua bài viết sau.

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp

  Hình ảnh trĩ hỗn hợp

 Trĩ hỗn hợp là tình trạng hậu môn tồn tại cùng lúc dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường hiện tượng sa trĩ nội độ 3 sẽ tồn tại dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

 - Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp: Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp là táo bón lâu ngày, mang thai, sinh con, thừa cân, ngồi lâu, ăn uống không điều độ, yếu tố di truyền,...

 - Đặc điểm búi trĩ hỗn hợp: Phần trên búi trĩ đỏ tươi, ẩm ướt; phần dưới đỏ thẫm và khô; giữa búi trĩ có rãnh tương ứng với đường lược. Nhiều búi trĩ liên kết thành trĩ dạng vòng.

 - Biến chứng của trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp hội tụ các nguy cơ của trĩ nội và trĩ ngoại như trĩ hỗn hợp tắc mạch, nghẹt búi trĩ, bội nhiễm búi trĩ, viêm nhiễm trong khe và nhú hậu môn,…

+++ Bằng cách nhấn vào khung chat bên dưới, bạn có thể trao đổi bảo mật với bác sĩ tư vấn về bệnh trĩ hỗn hợp và cách điều trị tốt nhất.

Các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp

 Trĩ hỗn hợp có thể được xem là cấp độ cao nhất của bệnh trĩ. Để dễ dàng hình dung về quá trình hình thành và diễn tiến của trĩ hỗn hợp, chúng ta có để căn cứ vào các cấp độ sau:

 Bệnh trĩ hỗn hợp gồm trĩ nội và trĩ ngoại

  Bệnh trĩ hỗn hợp gồm trĩ nội và trĩ ngoại

 Biểu hiện trĩ hỗn hợp độ 1:

 Xuất hiện cùng lúc búi trĩ nội nằm ẩn bên trong hậu môn và búi trĩ ngoại lộ ra ở rìa hậu môn. Cả hai búi trĩ đều có kích thước nhỏ nên nhiều người không phát hiện ngay.

 Búi trĩ nội bị chèn ép nên dễ xung huyết. Búi trĩ ngoại ở nơi tập trung dây thần kinh nên gây đau. Biểu hiện bệnh trĩ hỗn hợp giai đoạn này là đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn và ngứa.

 Dấu hiệu trĩ hỗn hợp độ 2:

 Búi trĩ nội phát triển nên có xu hướng sa xuống hậu môn khi đại tiện. Búi trĩ ngoại ở cửa hậu môn cũng đã tạo thành một đám rối tĩnh mạch được bao phủ bởi lớp giả mạc.

 Tình trạng đau nhức hậu môn rõ ràng. Bệnh nhân tiếp tục bị đại tiện ra máu với lượng máu nhiều hơn trước. Hậu môn thường xuyên ẩm ướt, ngứa và hôi.

 Triệu chứng trĩ hỗn hợp độ 3:

 Búi trĩ nội sa xuống lâu ngày chính thức liên kết với búi trĩ ngoài thành khối trĩ "khổng lồ” bít kín hậu môn. Nếu búi trĩ có huyết khối, bệnh nhân đau đến mức không thể ngồi thẳng.

 Lúc này, bệnh nhân bị đi ngoài ra máu thành tia, thành giọt. Búi trĩ ở hậu môn chảy nước có mùi hôi. Da xung quanh hậu môn có hiện tượng nổi mẩn, đỏ tấy và rất ngứa rát.

 Nhận biết trĩ hỗn hợp độ 4:

 Nhiều búi trĩ lớn kéo dài từ trong hậu môn ra ngoài. Ở hậu môn thấy búi trĩ xếp thành từng múi, trĩ dạng vòng. Các triệu chứng bệnh nặng nề và bắt đầu biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả

 Bệnh trĩ hỗn hợp được xem là “trọng bệnh” nên cần được xử lý càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp chủ yếu là các can thiệp ngoại khoa.

 - Những cách chữa trĩ hỗn hợp “truyền thống”: Thủ thuật thắt trĩ bằng vòng cao su, chích xơ búi trĩ, quang đông hồng ngoại, cắt trĩ bằng dao điện, Laser dành cho búi trĩ nhỏ và ít múi.

 - Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH cắt trĩ tận gốc: Tiến hành thắt vòng niêm mạc trĩ với máy khâu cắt hiện đại có tác dụng loại bỏ búi trĩ nội, bảo tồn cơ thắt và tạo hình hậu môn.

 - Công nghệ sóng cao tần nhiệt nội sinh HCPT: Phẫu thuật trĩ hỗn hợp bằng sóng cao tần có khả năng làm đông cả búi trĩ nội và búi trĩ ngoại. Sau đó cắt trĩ bằng dao điện nhanh gọn.

  Cách trị trĩ hỗn hợp tốt nhất tại Phòng khám Âu Á

  Cách trị trĩ hỗn hợp tốt nhất tại Phòng khám Âu Á

Biện pháp hỗ trợ khắc phục bệnh trĩ hỗn hợp

 - Vệ sinh hậu môn đúng cách: Hàng ngày nên ngâm rửa hậu môn bằng nước muối ấm và thấm khô bằng khăn sạch. Chọn mặc quần vừa vặn với chất liệu mềm mịn và khô thoáng.

 - Trợ giúp chức năng đại tiện: Nên đi đại tiện vào khoảng 5h – 7h sáng hoặc thời điểm cố định hàng ngày. Xoa bụng giúp đại tiện dễ dàng, hạn chế ngồi lâu, rặn mạnh khi đại tiện.

 - Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chọn ăn thực phẩm nhuận tràng, giàu chất xơ, magie, chất sắt và uống đủ nước. Kiêng ăn đồ cay nóng, kiêng rượu bia và không hút thuốc lá.

 - Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Có chế độ nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc khi chữa bệnh trĩ. Tránh ngồi lâu, đứng nhiều, mang vác nặng. Siêng vận động và tập thể dục thể thao vừa sức.

  Mong rằng những thông tin chia sẻ của chuyên gia về các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp có thể trợ giúp các bạn nhận biết và điều trị kịp thời. Nếu còn điều gì băn khoăn, mời bạn nhấn vào khung chat bên dưới - truy cập Trung tâm tư vấn bệnh trĩ online miễn phí Phòng khám đa khoa Âu Á để được giải đáp.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin