Đi ngoài ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp và đây là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng.
Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh mà lượng máu mất đi sẽ khác nhau nhưng nếu không được điều trị sớm và kịp thời, người bệnh có thể bị ảnh hưởng cả về tâm lý và sức khỏe.
Dưới đây, các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á sẽ tổng hợp cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian để giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích.
Tình trạng đi cầu ra máu tươi có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm
Theo các chuyên gia về hậu môn – trực tràng, tình trạng đi cầu ra máu tươi có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như:
Bệnh trĩ: Hiện tượng chảy máu trong hay sau khi đi ngoài, không đau, máu có màu đỏ tươi lẫn trong phân hoặc dính ở giấy vệ sinh, lượng máu có thể nhỏ giọt hoặc chảy thành tia tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người.
Các bệnh về tiêu hóa: Máu có màu đen hoặc đỏ thẫm do mắc các bệnh trên đường tiêu hóa, nếu máu màu đỏ tươi là mắc chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa.
Nứt kẽ hậu môn: Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ thấy máu chảy ra có màu đỏ tươi, nhỏ giọt và chỉ thấy trên giấy vệ sinh, sau khi đi ngoài có thể thấy đau rát hậu môn.
Ung thư trực tràng: Máu chảy ra màu đỏ tươi, nhỏ giọt và phủ lên phân. Nếu bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối có thể thấy vùng hậu môn trực tràng sa xuống, số lần đi ngoài tăng lên, cơ thể xanh xao do mất nước.
Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ: Ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu, người bệnh sẽ thấy phân có kèm theo dịch nhầy và mủ, đau bụng dưới, sốt, đi tiêu chảy.
Polyp trực tràng: Trong trực tràng xuất hiện những khối u nhỏ, khi những khối u này bị vỡ sẽ khiến máu có lẫn trong phân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Đi ngoài ra máu là vấn đề mà nhiều người khi gặp phải đều muốn giấu kín và ngại đi khám. Vì vậy, phần lớn họ đều muốn tìm cách trị đi ngoài ra máu bằng những phương pháp dân gian như:
Rau diếp cá: Diếp cá là một loại kháng sinh tự nhiên giúp thanh nhiệt và làm bền mao mạch được cho là có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu, chữa bệnh trĩ và táo bón. Người bệnh có thể ăn sống, ép lấy nước uống, nấu nước xông hoặc ngâm hậu môn.
Diếp cá là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu, chữa bệnh trĩ và táo bón
Bài thuốc đông y: Hoa hòe, trắc bá diệp, kinh giới đem sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày pha 6g với nước cơm uống mỗi ngày có tác dụng điều trị đi ngoài ra máu tươi hiệu quả.
Chữa bằng vỏ cây hồng: Phơi khô vỏ cây hồng sau đó mang đi sấy chín, giã nhuyễn rồi pha uống với nước cơm mỗi ngày 1 lần.
Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi còn có tên là cây cỏ mực có vị ngọt, tính lương, có tác dụng chỉ huyết, bổ thận âm. Trong dân gian, loại cỏ này được sử dụng để cầm máu, chữa bệnh trĩ bằng cách cột một nắm cỏ nhọ nồi để nguyên cả rễ rồi giã nhuyễn. Sau đó, cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc uống nước, lấy bã đắp ngoài hậu môn.
Cỏ nhọ nồi được sử dụng để cầm máu, chữa bệnh trĩ
Lá ngải cứu: Lá ngải cứu thường có vị đắng, tính hơi ấm, có công dụng giảm đau, chống viêm, nhuận tràng. Nếu bị đi ngoài ra máu, người bệnh có thể giã nát lá ngải cứu để đắp vào hậu môn mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ thấy có tác dụng.
Bác sĩ tại phòng khám đa khoa Âu Á cho biết rằng: Ngoài việc áp dụng những phương pháp dân gian kể trên để chữa đi ngoài ra máu thì người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
Luyện tập thể dục thể thao thường để tăng sức đề kháng
Chế độ dinh dưỡng khoa học: Để phòng tránh tình trạng đi ngoài ra máu tái phát, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Ngoài ra, nên hạn chế ăn đồ cay nóng, bia rượu và chất kích thích.
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ: Đây là việc rất quan trọng khi bị đi ngoài ra máu để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hay giảm bớt những nguy cơ bị những bệnh hậu môn – trực tràng khác.
Luyện tập thể dục thể thao: Luyện tập thể dục thể thao thường để tăng sức đề kháng cho thân thể và giảm nguy cơ bệnh tật. Những bài tập nhẹ nhàng cũng có thể giúp đỡ tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa phòng chống các bệnh đi ngoài ra máu.
Mặc dù tình trạng đi ngoài ra máu có thể điều trị bằng những phương pháp dân gian nhưng người bệnh vẫn cần đến cơ để xác định nguyên nhân cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh để có cách điều trị hợp lý.
Hy vọng sau bài viết về ''Tổng hợp cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian'' có thể giúp các bạn đọc giả tiếp thu được kinh nghiệm phòng tránh cũng như dấu hiệu bệnh.
Vì vậy, nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để trò chuyện trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan