Da nổi ban đỏ kèm theo sốt thường được chẩn đoán là mắc bệnh sốt phát ban do virus gây ra. Tuy nhiên, với những trường hợp da nổi mẩn đỏ nhưng không sốt cũng khiến người bệnh hoang mang và không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Vậy da nổi ban đỏ nhưng không sốt có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Nổi ban đỏ hay phát ban là hiện tượng xuất hiện những nốt đỏ bất thường tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như mặt, tay, chân, bụng,…
Những nốt ban đỏ này có thể biến mất sau vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Ngoài hiện tượng nổi ban đỏ, phát ban, người bệnh còn có những triệu chứng khác như:
Nổi nhiều ban đỏ ở đầu, mặt và lan xuống cổ, tay, ngực,…, không sốt
➯Nổi nhiều ban đỏ ở đầu, mặt và lan xuống cổ, tay, ngực,…, không sốt và người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
➯Các nốt ban có thể có ranh giới rõ ràng hoặc không, trên bề mặt da có hiện tượng bong vảy.
➯Ban bị loét, chảy nước, có mụn li ti.
➯Nếu bị nặng, người bệnh có thể bị sưng hạch, các nốt ban có thể nhỏ li ti hoặc to như hạt đậu.
➯Nổi ban đỏ khắp người không sốt nhưng ngứa ngáy khó chịu và người bệnh luôn có cảm giác muốn đưa tay gãi.
Có rất nhiều trường hợp bị nổi ban đỏ tạm thời, nốt ban tự biến mất sau vài giờ đồng hồ nhưng cũng có rất nhiều người bị nổi ban đỏ nhiều ngày chưa hết.
Đây có thể là tình trạng phát ban do:
Phát ban ở chân do dị ứng hóa chất, cao su khi mang giày dép
➯Dị ứng dược phẩm: Các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh có thể gây phát ban ở những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc nhưng rất nhiều người không biết mình đã bị phản ứng với thuốc.
➯Do căng thẳng, mệt mỏi: Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu khiến người bệnh bị rối loạn ở da. Tình trạng này có thể chỉ diễn ra tạm thời.
➯Khi cơ thể tăng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể quá nóng, chảy mồ hôi, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ khiến da mặt, tay, lưng,… phát ban đỏ.
➯Do môi trường: Khói bụi, môi trường bụi bẩn, côn trùng cắn,… đều có thể là nguyên nhân gây nổi ban đỏ ở những bệnh nhân nhạy cảm.
➯Quần áo quá chật: Mặc quần áo quá chật hoặc đi giày dép không đúng kích cỡ sẽ khiến vùng da bị đèn nến như bàn chân, thắt lưng,… nổi ban đỏ và ngứa.
➯Mắc bệnh lý ngoài da: Các bệnh lý tự miễn dịch như lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, …có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi ban đỏ nhưng không sốt.
➯Dị ứng thực phẩm: Cơ thể phản ứng với những loại thực phẩm lạ dễ gây dị ứng như tôm, cua, sứa, sữa, trứng,…dễ gây phát ban đỏ trên cơ thể, ngứa, phù nề mặt, cơ thể mà không sốt.
Da nổi ban đỏ có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, cách tốt nhất là người bệnh nên đến Phòng khám Đa Khoa Âu Á hoặc các cơ chuyên khoa xét nghiểm, kiểm tra cần thiết để biết mình bị bệnh gì và có phác đồ điều trị thích hợp.
Khi bị nổi ban đỏ và chưa biết rõ nguyên nhân, tốt nhất là người bệnh nên:
Giữ thân thể sạch sẽ, lau người bằng khăn sạch
Giữ thân thể sạch sẽ, lau người bằng khăn sạch, có thể ngâm vùng da phát ban vào nước ấm sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn tình trạng bốc hơi làm khô da.
Bôi kem ẩm giữ cho da luôn mềm mịn vì da khô có thể khiến tình trạng ngứa nặng hơn.
Hạn chế dùng chất tẩy rửa dễ gây kích ứng cho da, không tiếp xúc với hóa chất, còn, các sản phẩm chăm sóc da, chọn quần áo thấm mồ hôi.
Nên uống nhiều nước để giữ ẩm cho da và đào thải độc tố ra ngoài.
Bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hay ngừng điều trị khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Hy vọng với những thông tin về ''Da nổi ban đỏ nhưng không sốt có nguy hiểm không?'' trên đây có thể giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc da nổi ban đỏ nhưng không sốt có nguy hiểm không?. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bài viết liên quan