Ngứa lòng bàn tay bàn chân: Nguyên nhân và cách điều trị Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)

Ngứa lòng bàn tay bàn chân: Nguyên nhân và cách điều trị

 Chứng ngứa lòng bàn tay bàn chân có thể gặp phải bất cứ khi nào trong đời sống, triệu chứng này tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Cùng tìm hiểu ngứa lòng bàn tay bàn chân: Nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị đơn giản qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay bàn chân

 Tình trạng ngứa ở lòng bàn tay bàn chân do rối loạn nội tiết tố hoặc có thể từ nhiều bệnh lý cụ thể như:

Ngứa lòng bàn tay bàn chân : Nguyên nhân dấu hiệu cách chữa

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay bàn chân

  Thay đổi nội tiết tố: Trường hợp này thường hay gặp ở phụ nữ mang thai hay bị ngứa ở lòng bàn tay bàn chân.

  Dị ứng thực phẩm: Một số người có cơ địa dị ứng với các loại hải sản, đồ tanh, bò, trứng,… khiến lòng bàn tay bàn chân nổi mẩn gây ngứa.

  Bệnh tổ đỉa: Vùng da bị bệnh xuất hiện các mẩn nhỏ sau đó thành mụn nước vỡ ra ăn sâu vào da tạo thành lớp da dày bong tróc rất ngứa.

  Xơ mật tiên phát: Bệnh nằm trong cơ thể nhưng lại gây ngứa tay chân về đêm ngay cả tại thời điểm bệnh chưa phát triển nên chỉ có cảm giác ngứa.

  Chứng lupus ban đỏ: Khi bị chứng lupus ban đỏ thường có một số dấu hiệu ngứa lòng bàn tay đây cũng là một trong những biến chứng khá phổ biến hay gặp.

  Viêm da cơ địa: Căn bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh chàm. Bệnh xuất hiện với các nốt ban đỏ dày trên da, sau đó bong tróc và gây ngứa ngáy rất khó chịu.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân

 Thông thường khi bị ngứa lòng bàn chân bàn tay là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bên cạnh đó còn có những triệu chứng như:

Ngứa lòng bàn tay bàn chân : Nguyên nhân dấu hiệu cách chữa

Ngứa nhiều, ngứa liên tục kèm theo một số các triệu chứng khác như nổi mụn

  Triệu chứng ngứa bứt dứt, nổi mụn và có thể bị viêm loét nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm.

  Ngứa nhiều, ngứa liên tục kèm theo một số các triệu chứng khác như nổi mụn nước chứa dịch sâu dưới da, ngứa dai dẳng, hay tái phát nhiều lần.

  Các mụn nước có thể bị vỡ ra gây viêm loét và dịch nước có thể lây lan sang những vùng da khác và ngày trầm trọng hơn.

  Tình trạng ngứa kéo dài kèm theo là mệt mỏi, nước tiểu đậm màu, khô miệng, khô mắt.

Cách chữa tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân

 Điều trị ngứa bàn tay bàn chân do dị ứng tiếp xúc

Ngứa lòng bàn tay bàn chân : Nguyên nhân dấu hiệu cách chữa

  Điều trị ngứa bàn tay bàn chân do dị ứng tiếp xúc​

 Nếu bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do dị ứng tiếp xúc thì người bệnh cần tìm ra chất gây kích ứng, ngừng tiếp xúc để bệnh không tiếp tục nặng hơn. Thời gian khỏi bệnh dị ứng tiếp xúc thường từ 5-10 ngày là khỏi.

  Nhẹ: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bằng nước, rửa trôi các chất gây kích ứng dị ứng bám trên vùng da tay da chân giảm ngứa. Ngoài ra có thể ngâm rửa nước muối để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn mà không cần dùng thuốc.

  Nặng: Trường hợp bị dị ứng tiếp xúc nặng với các triệu chứng như tổn thương da, viêm loét thì cần dùng một số thuốc sát trùng, và thuốc kháng histamin giảm ngứa.

 Ngứa bàn tay bàn chân do tổ đĩa

Ngứa lòng bàn tay bàn chân : Nguyên nhân dấu hiệu cách chữa

Điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da

 Tổ đỉa là một bệnh nhiễm khuẩn gây nên do đó sử dụng các biện pháp tự nhiên khó chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc điều trị bệnh tổ đỉa có tác dụng tốt trong điều trị như:

 Thuốc bôi ngoài da: Các thuốc bôi ngoài da có tác dụng trị nhiễm khuẩn, làm khô da giúp vết thương nhanh lành hơn.

  Thuốc uống: Trường hợp bệnh tổ đỉa nặng kèm theo viêm nhiễm diện rộng có thể dùng một số thuốc uống cho hiệu quả toàn thân như thuốc kháng sinhc, thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng.

 Ngứa lòng bàn tay bàn chân do sơ gan ứ mật

Ngứa lòng bàn tay bàn chân : Nguyên nhân dấu hiệu cách chữa

Điều trị ngứa lòng bàn tay bàn chân bằng thuốc tây

 Để giảm ngứa lòng bàn tay bàn chân khi mắc phải bệnh xơ gan ứ mật thì buộc người bệnh phải tích cực điều trị bệnh từ nguyên nhân gây ra.

 Điều trị xơ gan ứ mật có thể dùng một số thuốc như: ursodiol và colchicine, kèm theo thuốc cholesstyramine để giảm ngứa.

 Trong trường hợp nặng các bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cây ghép gan. Xơ gan ứ mật là một bệnh nặng vì thế cần phải tới bệnh viện điều trị để có kết quả tốt nhất.

 Tuy nhiên, việc điều trị cần tuân thủ theo quy định của các bác sĩ chuyên khoa do đó người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

 Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân đồng thời tìm được địa chỉ chữa bệnh với chi phí hợp lý, uy tín, chất lượng.

 Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp bạn có thể liên hệ ngay đến Phòng Khám Đa Khoa Âu Á bằng cách click vào hộp chat để được trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin