Đánh giá bài biết: 0/10

Tróc da đầu ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách chữa

Tróc da đầu ngón tay là bệnh gì? Những chia sẻ của chuyên gia da liễu sau đây sẽ cho bạn lời giải đáp cụ thể. Mong rằng, thông tin về nguyên nhân và cách chữa tróc da đầu ngón tay có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.

Tróc Da Đầu Ngón Tay Là Bệnh Gì?

Da bị bong tróc ở đầu ngón tay là triệu chứng được ghi nhận trong các bệnh viêm da đầu ngón tay như:

Tróc da đầu ngón tay là bệnh gì?

Tróc da đầu ngón tay là bệnh gì?

Viêm da cơ địa: Hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch ở những người nhạy cảm gây ra các dạng ban đỏ trên da, da khô ngứa kèm theo tróc da các đầu ngón tay.

Bệnh á sừng: Còn gọi là viêm da cơ địa mùa đông. Bệnh nhân phải chịu đựng tình trạng bàn tay, bàn chân, đầu ngón chân, đầu ngón tay bị nứt, khô tróc khi trời lạnh.

Viêm da tiếp xúc: Bệnh viêm da khu trú ở đầu ngón tay sau khi tiếp xúc với các chất lạ, chất gây dị ứng. Triệu chứng thường gặp là đầu ngón tay bị bong da, đỏ rát và ngứa.

Bệnh vảy nến: Vảy nến ở ngón tay gây ra hình ảnh tróc da quanh móng tay dạng vảy màu trắng bạc, nền da đỏ, da dày lên, móng tay cũng dày lên và lần lượt bị rỗ.

Nấm đầu ngón tay: Đầu ngón tay bong tróc, xuất hiện mảng lác tròn nhỏ, nóng rát, ngứa ngáy là những vấn đề xảy ra khi ngón tay bị nhiễm nấm Dermatophytes.

Bạn cần được tư vấn đề bệnh tróc da ở đầu ngón tay? Hãy nhấn vào khung chat bên dưới để bắt đầu trao đổi bảo mật với bác sĩ da liễu.

Nguyên Nhân Tróc Da Đầu Ngón Tay Là Do Đâu?

Các chuyên gia da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết, những yếu tố nguy cơ có khả năng gây ra hiện tượng tróc da đầu ngón tay là:

Tróc da đầu ngón tay do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa

Tróc da đầu ngón tay do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa

Rửa tay quá nhiều bằng xà phòng là lợi bất cập hại. Hành động này vô tình phá hủy lớp lipid ở bề mặt da. Hậu quả là da mẫn cảm hơn, thường bị khô ngứa và lột da đầu ngón tay.

Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, nước rửa chén,… gây kích ứng da. Da mất đi sự mềm mại vốn có mà trở nên thô ráp, da đầu ngón tay bị khô bong tróc.

 Tróc da tay do thiếu chất dinh dưỡng, ăn uống không điều độ. Điển hình là thiếu các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin PP,…

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu, thuốc sulfa, aspirin, thuốc trị bệnh huyết áp, thuốc giảm canxi và các dạng thuốc bôi ngoài da làm tróc tróc da đầu ngón tay, mất vân tay.

Bong da đầu ngón tay ở trẻ có thói quen ngậm mút tay, nghịch đất cát, tay ra nhiều mồ hôi, bé nhạy cảm trước thay đổi của thời tiết, thức ăn, thiếu nước hoặc thiếu chất.

Ngoài ra, bị tróc da đầu ngón tay ngón chân còn liên quan đến các đặc điểm cơ địa, yếu tố di truyền, phản ứng miễn dịch đặc thù của mỗi người.

Cách Chữa Tróc Da Đầu Ngón Tay Hiệu Quả Và An Toàn

Hiện tượng bong tróc da và nứt đầu ngón tay không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây bất tiện cho mọi hoạt động. Nhất là khi tróc da có kèm theo đau đớn hay ngứa rát.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện đầu ngón tay bị tróc da, chúng ta nên chủ động khắc phục an toàn bằng cách:

Phòng khám đa khoa Âu Á đáp ứng khám và điều trị tróc da đầu ngón tay

Phòng khám đa khoa Âu Á đáp ứng khám và điều trị tróc da đầu ngón tay

Khám chuyên khoa da liễu: Bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại sẽ nhanh chóng xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân tróc da đầu ngón tay.

Tiếp nhận điều trị: Căn cứ vào tình trạng da và tác nhân gây tróc da, bác sĩ đề xuất cách trị bong tróc da đầu ngón tay như bôi thuốc chứa steroid, chế phẩm dưỡng ẩm, làm dịu da.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Xây dựng thực đơn phù hợp để cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết cho da. Cùng với đó, luôn đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Lựa chọn sản phẩm phù hợp với da tay: Lựa chọn nước rửa tay, sản phẩm dưỡng da tay có thành phần thân thiện. Đeo bao tay khi rửa chén, giặt đồ để hạn chế tiếp xúc hóa chất.

Hy vọng những thông tin trong bài viết về ''Tróc da đầu ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách chữa'' trên có thể giúp các bạn nhận biết triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả. Nếu còn điều gì băn khoăn cần được bác sĩ giải đáp riêng, mời bạn nhấn vào khung chat bên dưới - liên hệ Trung tâm tư vấn da liễu miễn phí Phòng khám đa khoa Âu Á.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin