Viêm da thần kinh là căn bệnh ngoài da thường gặp hay xuất hiện ở cổ và dày cứng như da cổ trâu nên còn được gọi là bệnh ngưu bì tiên.
Viêm da thần kinh là căn bệnh mãn tính, phát triển chậm và dễ tái phát khi không được điều trị triệt để.
Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh viêm da thần kinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Các bác sĩ cho biết, viêm da thần kinh là căn bệnh xảy ra chủ yếu ở người lớn và ít phát hiện thấy trẻ nhỏ có triệu chứng của căn bệnh này.
Theo y học hiện đại, viêm da thần kinh do rối loạn thần kinh trung khu, thần kinh thực vật, rối loạn trao đổi chất, rối loạn chuyển hóa, nội tiết và dị ứng gây ra.
Viêm da thần kinh do rối loạn thần kinh trung khu, thần kinh thực vật, rối loạn trao đổi chất
Còn theo y học cổ truyền, bệnh viêm da thần kinh có thể do:
- Thấp nhiệt ứ trệ tại cơ bì làm cho khí huyết bị rối loạn gây ra bệnh.
- Bệnh lâu ngày gây tổn thương âm dịch, dinh huyết không đủ, huyết hư gây phong sinh táo khiến da kém tươi.
- Huyết hư can vượng, tinh thần căng thẳng, thường xuyên bị kích thích, lo âu, bực tức khiến khí huyết không điều hòa gây ra bệnh.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Viêm da thần kinh là căn bệnh ngoài da có diễn biến chậm nhưng các triệu chứng khá rõ ràng mà người bệnh có thể nhận ra.
- Trên da xuất hiện những nốt sần tập hợp thành đám, thường khu trú ở các mặt duỗi của các chi, hai bên cổ mà thường mọc đối xứng.
- Ban đầu, các đám sần rất ít, gây cảm giác ngứa, người bệnh càng gãi sẽ càng ngứa và lan rộng, ngứa theo từng cơn dữ dội, nhất là vào ban đêm.
- Các vùng da ngứa bị gãi nhiều sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, hơi nhăn, cộm, nổi sần dẹt, bóng, sau đó thành một đám hình bầu dục hoặc hình thành nhiều cạnh hoặc vệt dài.
Các vùng da ngứa bị gãi nhiều sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, hơi nhăn, cộm, nổi sần
- Vùng da bị tổn thương sẽ có màu nâu nhạt, khô và cứng, bề mặt bóng.
- Khi gãi nhiều, da có thể xảy ra tình trạng viêm nang lông, lở loét.
- Vùng da bị viêm thần kinh có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đối xứng, rải rác tại nhiều vị trí và kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm, dễ tái phát, càng ngày càng sẫm màu và dày cộm.
Người bệnh cần đến cơ chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám
Điều trị viêm da thần kinh chủ yếu là làm giảm triệu chứng ngứa, làm mềm da và ngăn chặn tình trạng cộm da, không cho bệnh phát triển.
Để làm được điều đó, người bệnh cần đến cơ chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị thích hợp.
Điều trị bằng Tây y: Thông thường, các bệnh ngoài da như viêm da thần kinh sẽ được chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da nhằm giảm triệu chứng ngứa, hạn chế sự phát triển và lây lan của bệnh sang các vùng xung quanh, làm mềm da.
Điều trị bằng Đông y: Áp dụng các bài thuốc Đông y sử dụng dược liệu lành tính như kinh giới, phòng phong, cúc hoa, khổ sâm,… điều trị từ bên trong, bổ huyết, thanh lọc, giải độc,…
Điều trị bằng phương pháp dân gian: Điều trị viêm da thần kinh bằng phương pháp dân gian thường được sử dụng trứng gà, tỏi tươi, gừng tươi, lá trà xanh,… có tác dụng sát khuẩn.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý không gãi vì có thể gây trầy xước, bội nhiễm da, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liệu trình điều trị.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh viêm da thần kinh, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Trang web: https://dakhoaauahcm.vn
Bài viết liên quan