Đánh giá bài biết: 0/10

Bật mí bí mật: Bệnh chốc có nguy hiểm không?

Chốc là căn bệnh nhiễm khuẩn da rất dễ lây lan và thường gặp ở trẻ em. Bệnh chốc có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như mặt, quanh mũi và miệng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin về bệnh chốc và trả lời cho câu hỏi bệnh chốc có nguy hiểm không mà nhiều người đặt ra trong thời gian qua.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Chốc Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus và liên cầu khuẩn Streptococcus pyogene là hai vi khuẩn có khả năng gây ra bệnh chốc, trong đó bị chốc do tụ cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua vết thương hở, vết côn trùng cắn..., hai vi khuẩn này sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và hình thành nên căn bệnh chốc lở.

Phần lớn bệnh chốc xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo

Phần lớn bệnh chốc xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo

Vì bệnh có khả năng dễ dàng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp vùng da bị bệnh đến các vùng da lành trên cơ thể hoặc lây từ người này sang người kia mà bệnh còn được gọi là bệnh chốc lây.

Bệnh chốc thường bùng phát vào các thời điểm thời tiết nắng nóng nhưng nhiều bậc phụ huynh không biết và dễ nhầm lẫn với bệnh rôm sảy hoặc thủy đậu.

Khi bị bệnh chốc, phụ huynh có thể quan sát thấy trên cơ thể trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở khu vực tay chân, da đầu, bụng, lưng và nhanh chóng phát triển thành mụn mủ. Các mụn mủ vỡ ra hình thành vết trầy xước lan rộng toàn cơ thể khiến trẻ bị đau và ngứa.

Trẻ mắc bệnh chốc thường quấy khóc, bỏ bữa và hay dùng tay gãi vùng da ngứa, vì vậy, việc phải mặc quần áo chật hoặc quá dày trong thời tiết nóng bức sẽ càng khiến trẻ thấy khó chịu.

Bệnh Chốc Có Nguy Hiểm Không?

Phần lớn bệnh chốc xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo do chưa ý thức được việc tự chăm sóc vệ sinh cá nhân. Căn bệnh này rất dễ lây lan và để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm và kịp thời.

Bệnh chốc khi không được điều trị còn gây nhiễm trùng huyết

Bệnh chốc khi không được điều trị còn gây nhiễm trùng huyết

Bệnh chốc được chia thành các thể khác nhau với những triệu chứng khác nhau cần lưu ý:

➜Chốc lở truyền nhiễm: Là dạng chốc thường gặp nhất với triệu chứng bắt đầu là nốt mụn đỏ trên mặt, mũi, miệng,… Nốt mụn nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch hoặc mủ sau đó đóng vảy màu nâu, khi vảy bong ra sẽ để lại một vết đỏ mà không gây sẹo. Mụn có thể ngứa nhưng không đau và khi trẻ gãi khiến mụn vỡ ra sẽ làm cho bệnh có nguy cơ lây nhiễm sang các vị trí khác hoặc những người xung quanh.

➜Chốc lở dạng phỏng: Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi với dấu hiệu nhận biết sớm nhất là những nốt phỏng nước chứa đầy dịch và không đau, thường ở thân mình, cánh tay và cẳng chân. Vùng da xung quanh nốt phỏng sẽ bị đỏ và ngứa nhưng không loét, khi bị vỡ, các nốt phỏng sẽ đóng vảy màu vàng và lâu liền hơn các dạng chốc lở khác.

➜Chốc lở mụn mủ: Là thể nặng nhất của bệnh chốc khi tình trạng nhiễm trùng xâm nhập sâu vào lớp bì gây mụn da, chứa nhiều dịch mủ và vết loét sâu, trên vết mủ có vảy dày, cứng màu vàng xám.

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng những bệnh chốc gây ra không ít nguy hại cho người bệnh. Ngoài việc gây mụn, ngứa và loét da cho người bệnh, bệnh chốc khi không được điều trị còn gây nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, viêm phổi, viêm xương,…

Cách Phòng Tránh Bệnh Chốc

Cắt móng tay cho trẻ để không làm trầy xước da

Cắt móng tay cho trẻ để không làm trầy xước da

Mặc dù có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như trên nhưng việc phòng tránh bệnh chốc không hề khó.

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng cần chú ý để không mắc phải căn bệnh này.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nên chọn quần áo có chất liệu vải bông thấm hút mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh và lây nhiễm bệnh.

Cho trẻ học tập và vui chơi trong môi trường sạch sẽ, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, hạn chế gần vật nuôi, côn trùng vì đây có thể là con đường trung gian lây nhiễm bệnh.

Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, cắt móng tay, để tóc gọn gàng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Khi phát hiện bị bệnh chốc cần nhanh chóng đến cơ chuyên khoa thăm khám, không gãi và làm trầy xước các vùng da bị chốc khiến bệnh lan rộng.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc bệnh chốc có nguy hiểm hay không?. Để được tư vấn cụ thể hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị bệnh, hãy nhấp ngay vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.

Vào đây để update thông tin khác

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin