Chốc lở là căn bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn gây nên và thường gặp vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm. Bệnh chốc lở có thể bắt gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, hay bị nhầm lẫn với bệnh rôm sảy dẫn đến điều trị sai cách. Vì vậy, hãy tham khảo ngay dấu hiệu bệnh chốc lở và cách phòng bệnh dưới đây để điều trị kịp thời.
Bệnh chốc lở là căn bệnh da liễu gây ra những biểu hiện ngoài da do nhiễm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn.
Mặc dù không gây nguy hiểm vì chỉ gây ra những tổn thương trên bề mặt nhưng khi bị nặng, người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm cao, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây biến chứng cho nhiều cơ quan khác như tim, thận, xương khớp,…
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở được phân chia thành hình thái tổn thương khác nhau:
Da xuất hiện những vết rát đỏ kích thước khoảng 1cm và phát triển dần thành bọng nước
- Thường do tụ cầu gây ra, xuất hiện nhiều ở vùng mặt, các vùng da hở, đầu,… và không bao giờ xuất hiện ở niêm mạc.
- Khi bị chốc lở bọng nước, người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện những vết rát đỏ kích thước khoảng 1cm và phát triển dần thành bọng nước. Bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ và về sau sẽ thành bọng mủ đục.
- Bọng nước có thể bị vỡ và tiết ra dịch màu vàng nâu hoặc nâu nhạt rồi khỏi mà không để lại sẹo nhưng nếu người bệnh gãi sẽ làm thương tổn lan rộng chàm hóa và lây sang các vùng da khác.
Có mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt
- Bệnh do liên cầu tan huyết gây ra và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, hốc mũi, miệng, tay, chân,… Chốc lở không có bọng nước thường gặp ở những đối tượng bị viêm da cơ địa, ghẻ hoặc các bệnh ngoài da kèm theo bội nhiễm khác.
- Đối với trường hợp này, người bệnh sẽ thấy có mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước điển hình. Vảy tiết phía trên có màu vàng hoặc nâu sáng, với một quầng đỏ nhỏ bao quanh.
- Bệnh có thể tự khỏi trong 2 – 3 tuần nhưng khi thấy có những dấu hiệu như trên thì tốt nhất là người bệnh nên đi thăm khám để xác định được chính các nguyên nhân gây bệnh để không nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Mặc dù có thể tự khỏi nhưng bệnh chốc lở cũng có khả năng lây lan rộng và dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt và tâm lý người bệnh.
Vì vậy, trước khi để mình mắc bệnh thì cách tốt nhất là hãy tự phòng tránh bệnh cho mình.
Đảm bảo luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là trẻ nhỏ vì đây là đối tượng dễ mắc bệnh nhưng chưa có ý thức tự giữ vệ sinh cá nhân.
Khi bị trầy xước hay côn trùng cắn, cần xử lý đúng cách, rửa sạch bằng nước và dung dịch sát khuẩn, tránh để vi khuẩn xâm nhập.
Vệ sinh nhà cửa, quần áo, chăn mền sạch sẽ, tạo không gian sống thoáng mát.
Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để phòng tránh bệnh chốc lở
Nếu thấy có dấu hiệu của bệnh chốc lở cần áp dụng các biện pháp sau để hạn chế tình trạng lây lan và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Rửa sạch vùng da bị bệnh bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước chảy.
Giặt quần áo, khăn, đồ dùng cá nhân riêng, không dùng chung với người khác.
Nên mang găng tay khi bôi thuốc để tránh nhiễm trùng và rửa tay sạch ngay sau đó.
Hạn chế sờ tay, gãi lên vùng da bị bệnh gây trầy xước.
Hy vọng với những chia sẻ về dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở và cách phòng tránh bệnh trên đây có thể giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Nếu cần hỗ trợ thêm bất cứ điều gì, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Xem thông tin khác tại đây
Bài viết liên quan