Vấn đề có nên nong bao quy đầu cho trẻ hay không? đang nhận được khá nhiều thắc mắc từ các bậc phụ huynh. Bởi lẽ ai cũng biết mối nguy hại của dài/hẹp/nghẽn bao quy đầu để lại là quá khủng khiếp.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc trên. Hãy cũng theo dõi nhé!
Đặc điểm bao quy đầu ở trẻ em
Bao quy đầu là phần da bên ngoài và niêm mạc bên trong che phủ phần đầu dương vật. Cùng với sự phát triển về thể chất, bao quy đầu ở trẻ cũng có sự biến đổi là:
- Bao quy đầu bé sơ sinh: 96% em bé mới sinh bị hẹp bao quy đầu sinh lý - bao da & phần đầu dương vật đầu không có sự phân tách.
- Hẹp bao quy đầu ở trẻ 1 tuổi: Tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý giảm còn 50%. Phần bao da tách dần ra khỏi quy đầu ở dương vật.
- Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi: Chỉ còn khoảng 10% bé trai từ 3 tuổi vân còn tình trạng bao quy đầu hẹp, dài hoặc bán hẹp.
- Hẹp bao quy đầu tuổi 17: Ở tuổi dậy thì, có khoảng 1% con trai bị hẹp bao quy đầu thực sự do sẹo xơ hoặc viêm nhiễm mà ra.
Ở một số nền văn hóa & quốc gia trên thế giới thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh trẻ nhỏ theo quan niệm tôn giáo hoặc dự phòng ung thư dương vật, giảm viêm tiết niệu & lây nhiễm HIV.
Có nên nong bao quy đầu cho trẻ hay không?
Tại Việt Nam, nhu cầu chỉnh hình bao quy đầu cho trẻ em được thực hiện theo yêu cầu của phụ huynh hoặc chỉ định của bác sĩ cho một số trường hợp như:
- Khó làm vệ sinh cho bé: Nhận thấy bên trong bao quy đầu tích tụ nhiều mồ hôi, cặn bẩn, nước tiểu bốc mùi khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc & gặp khó khăn khi đi tiểu.
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Bao quy đầu không có khả năng co dãn để tuột xuống gây ứ đọng nước tiểu dẫn tới viêm niệu đạo, viêm bàng quang & có nguy cơ tiết ra chất gây ung thư.
- Viêm bao quy đầu: Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Biểu hiện là bao quy đầu của trẻ bị đỏ, bị dính, bị sưng gây xót đau mỗi lần tiểu tiện & đụng chạm.
Nếu nong bao quy đầu cho bé quá sớm hoặc sai cách sẽ là lợi bất cập hại khiến bé lo sợ, đau đớn, bị chảy máu, nhiễm trùng, hình thành sẹo xấu & hẹp bao quy đầu thứ phát.
Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Âu Á cho biết, hiện nay có 4 biện pháp chỉnh hình bao quy đầu cho trẻ.
Để phòng tránh các sang chấn tinh thần & tổn thương thể chất cho bé, phụ huynh nên áp dụng lần lượt - chỉ khi biện pháp 1 & 2 không hiệu quả mới chuyển sang biện pháp 3 & 4.
- Cách lộn bao quy đầu cho bé trai bằng tay: Tham khảo video hướng dẫn nong bao quy đầu cho bé. Thực hiện kéo căng da quy đầu của bé mỗi ngày 2 – 4 lần trong vòng 1 – 2 tháng.
- Dùng thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em: Kết hợp giữa bôi thuốc mỡ Betamethasone 0,05% với kỹ thuật kéo căng da quy đầu như trên mỗi ngày 2 – 4 lần trong vòng 1 – 2 tháng.
- Nong bao quy đầu cho trẻ bằng dụng cụ: Thủ thuật mở rộng phần lỗ bao quy đầu bằng không nên thực hiện tại nhà mà phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa Nhi.
- Cắt bao quy đầu cho trẻ em: Bài học về trẻ em cắt bao quy đầu bị sùi mào gà ở Hưng Yên nhắc nhở phụ huynh chỉ tin tưởng đưa bé đến bệnh viện Nhi, phòng khám nhi khoa uy tín.
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia xoay quanh vấn đề có nên nong bao quy đầu cho trẻ hay không. Nếu có thắc mắc gì hãy nhấp vào KHUNG CHAT để được tư vấn một cách chi tiết hơn.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan