Mề đay mẩn ngứa không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động của người bệnh
Vậy những nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa là gì? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa da liễu trong bài viết sau.
Bệnh mề đay là dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bao gồm:
Dị ứng thức ăn, thực phẩm khiến cơ thể bị mề đay mẩn ngứa
Di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh mề đay có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh này.
Cơ thể có sức đề kháng yếu: Vì cơ thể có sức đề kháng yếu nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
Uống ít nước: Thói quen uống ít nước khiến da khô, các chất độc trong cơ thể không được lọc thông qua hệ thống bài tiết khiến bệnh mề đay có điều kiện xuất hiện.
Dị ứng thức ăn, thực phẩm: Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản,…
Thuốc gây nổi mề đay: Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ,…
Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.
Tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Bệnh mề đay thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh.
Bệnh mề đay mẩn ngứa thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên bạn cần lưu ý để phối hợp cùng các bác sĩ trong việc tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhằm có hướng điều trị phù hợp.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bệnh mề đay tuy là bệnh ngoài da nhưng nếu không phát hiện và xử lý sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Do bị nổi mề đay nên khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu nhất là ban đêm gây khó ngủ, căng thẳng
Suy nhược cơ thể: Do bị nổi mề đay nên khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu nhất là ban đêm gây khó ngủ, căng thẳng, stress, chán ăn dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sụt cân.
Chứng phù mạch: Khi bị bệnh mề đay mẩn ngứa thường xảy ra hiện tượng các mao mạch bị phù tích tụ dịch trong cơ thể, khiến huyết quản và các mạch máu dưới da bị sưng phù, khó thở, bỏng rát.
Sốc phản vệ: Là biến chứng nguy hiểm bởi khi sốc phản vệ người bệnh có hiện tượng da tím tái, khó thở, ống phế quản bị tắc dẫn đến suy hô hấp.
Chính từ những biến chứng trên, khi bị nổi mề đay không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đến phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và khắc chế kịp thời.
Khi bị bệnh mề đay người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ
Khi bị bệnh mề đay người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ để tiến hành làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh.
Không tự ý mua thuốc về điều trị nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Nổi mề đay thường được kiểm soát bằng các loại thuốc kháng sinh, nhưng loại thuốc này phải được bác sĩ chỉ định mới dùng được.
Tuân thủ phác đồ của bác sĩ để có hiệu quả hơn.
Có nhiều trường hợp nổi mẩn ngứa khắp người nhưng không phải do mề đay mà có thể là bệnh sán chó.
Nhiều trường hợp bệnh mề đay chuyển sang mãn tính sẽ rất nguy hiểm khi bị mề đay mãn tính thường liên quan đến các bệnh lý như viêm khớp, viêm đa cơ, ung thư, nhiễm ký sinh trùng,…
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về những nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào bảng dưới.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan