Mụn nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng hay áp xe bắt nguồn từ bên trong tuyến bã nhờn hoặc nang lông. Ban đầu nốt mụn xuất hiện trên da dưới dạng đốm đỏ và sau đó sẽ phát triển thành khối cứng, bên trong có chứa mủ. Chúng có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
Trong đó, mụn nhọt ở mặt được đánh giá là vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn cũng như đưa ra cách khắc phục tốt.
Mụn nhọt ở mặt, tay, chân,… được hình thành trên những vùng da bị tổn thương hay các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Mụn nhọt hình thành do các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông bị tắc nghẽn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thế nổi mụn nhọt, trong đó có thể kể đến như:
Thường xuyên mặc quần áo bó sát khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông không được thông thoáng dẫn đến bít tắc nang lông và hình thành mụn nhọt.
Hệ miễn dịch suy giảm mất ngủ, thường xuyên thức khuya, căng thẳng, suy nhược cơ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, thay đổi nội tiết tố khiến bệnh nhân dễ bị nổi mụn nhọt.
Ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc trong thời gian dài điều trị các bệnh gan, thận, tim mạch huyết áp, hóa trị,…
Môi trường làm việc ít vận động, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Thói quen ăn ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu cũng gây nổi mụn nhọt.
Mụn nhọt ở mặt có thể viêm nhiễm, nhiễm trùng nếu người bệnh tự ý điều trị ở nhà
Theo Bác sĩ Da Liễu Trần Hùng tại Đa Khoa Âu Á: mụn nhọt tuy sẽ không gây nguy hiểm gì lúc mới tái phát nhưng nếu để lâu, người bệnh tự ý nặn, chích nhọt có thể gây biến chứng nguy hiểm, nhất là mụn nhọt ở mặt:
Mụn nhọt ở mặt khiến người bệnh tự ti, mặc cảm và ngại giao tiếp. Nếu điều trị muộn, mụn có thể để lại sẹo mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh.
Có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như gan, thận... nguy hiểm nhất là hình thành tế bào ung thư mà nhiều người chủ quan không biết.
Mụn nhọt ở mặt có thể viêm nhiễm, nhiễm trùng nếu người bệnh tự ý điều trị ở nhà khiến bệnh nặng hơn, lở loét da mặt và là cơ hội cho vi khuẩn tấn công.
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, dễ cáu gắt, mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Dành cho những ai quan tâm: chữa mụn nhọt bằng phương pháp đơn giản
Mặc dù có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh nhưng mụn nhọt ở mặt không phải là không thể phòng tránh.
Giữ vệ sinh mặt và cơ thể sạch sẽ, làm sạch lỗ chân lông
Để làm được như vậy, chúng ta nên:
- Giữ vệ sinh mặt và cơ thể sạch sẽ, nhất là vào thời điểm khí hậu nóng bức, ra nhiều mồ hôi.
- Sử dụng các loại xà phòng, sữa rửa mặt kháng khuẩn có nguồn gốc thiên nhiên như các loại tinh dầu tràm trà có tác dụng làm sạch da.
- Tẩy da chết 2 lần/tuần giúp lỗ chân lông thông thoáng, không bít tắc gây mụn.
- Lau khô da hoàn toàn sau khi tắm, không để da ẩm ướt vì đây là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển trên da.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, phấn trang điểm, nên tẩy trang sạch sau khi trang điểm.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, vệ sinh nơi ở, chăn mền sạch sẽ.
- Tuyệt đối không tự ý chích mụn, điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ nếu có dấu hiệu bị mụn nhọt mà cần đến cơ thăm khám.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng mụn nhọt ở mặt . Để được tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy nhấp vào khung chat bên dưới.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan