Nhận biết dấu hiệu bệnh ghẻ phỏng và cách điều trị Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)

Nhận biết dấu hiệu bệnh ghẻ phỏng và cách điều trị

Bệnh ghẻ phỏng là căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh ghẻ phỏng và cách điều trị bệnh hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời đầy đủ nhất.

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Ghẻ Phỏng Là Gì?

Ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng nhẹ trên da và thường không để lại sẹo sau khi điều trị nhưng có khả năng tái phát cao. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu và có thể để lại biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu

Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu

Đây là căn bệnh dễ lây lan do nhiều nguyên nhân gây ra như:

- Những người để móng tay, móng chân dài đều có nguy cơ mắc bệnh cao vì đây là nơi các vi khuẩn cư trú, khi có điều kiện sẽ xâm nhập thông qua các vết trầy xước ở da và gây bệnh.

- Bệnh có thể lây lan từ vật nuôi, thú cưng sang người khi tiếp xúc.

- Do chất nhầy ở mũi, họng chảy ra gây ra tình trạng ghẻ phỏng ở quanh mũi và miệng nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

- Lây nhiễm từ người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ đi học tại trường mẫu giáo, tiểu học.

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Ghẻ Phỏng

Trên bề mặt da xuất hiện những vết đỏ và mụn nước giống như vết bỏng và ngứa

Trên bề mặt da xuất hiện những vết đỏ và mụn nước giống như vết bỏng và ngứa

Bệnh ghẻ nói chung và ghẻ phỏng nói riêng đều có một triệu chứng điển hình đó là gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể nhận biết những dấu hiệu khác khi bị ghẻ phỏng như:

Trên bề mặt da xuất hiện những vết đỏ và mụn nước giống như vết bỏng.

Các vùng da nổi vết đỏ sẽ có những bóng nước li ti, khi các bóng nước này vỡ ra sẽ khô lại như mề đay và có màu vàng nhạt.

Các mảng mề đay này rất dễ bong tróc khi người bệnh gãi, chất dịch bóng nước có chứa nhiều vi khuẩn và có thể lây lan sang các vùng da khác hoặc lây cho những người xung quanh khi tiếp xúc.

Bệnh Ghẻ Phỏng Có Nguy Hiểm Không?

Khu vực da bị nhiễm khuẩn chịu sự tác động của ký sinh trùng tạo thành những mụn mủ

Khu vực da bị nhiễm khuẩn chịu sự tác động của ký sinh trùng tạo thành những mụn mủ

Nếu được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị hợp lý thì bệnh ghẻ phỏng không quá nguy hiểm và cũng ít để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh để lâu, tái phát nhiều lần và không được chăm sóc cẩn thận sẽ gây ra một số biến chứng như:

Cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà bệnh ghẻ phỏng gây ra, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, lâu dần sẽ thành mất ngủ kinh niên và suy nhược cơ thể.

Khi ngứa, người bệnh dùng tay gãi sẽ gây tổn thương cho da và làm tăng nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào vết thương hở.

Khu vực da bị nhiễm khuẩn chịu sự tác động của ký sinh trùng và cái ghẻ tạo thành những mụn mủ khó điều trị.

Nếu không điều trị sớm, bệnh ghẻ phỏng có thể gây viêm cầu thận, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Cách Điều Trị Bệnh Ghẻ Phỏng Hiệu Qủa

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ghẻ phỏng như dùng thuốc, xông theo bài thuốc dân gian,… nhưng để áp dụng cách điều trị nào thì người bệnh cần đến cơ chuyên khoa thăm khám và kiểm tra cụ thể.

Chữa bằng Đông Y

Lá đào: Lá đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt nên có thể dùng chữa bệnh ghẻ hiệu quả. Lấy lá đào rửa sạch, đun nước tắm hàng ngày trong khoảng 2 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Lá mướp: Dùng lá mướp rửa sạch, giã nát cùng với ít muối rồi lấy hỗn hợp này chà sát hoặc đắp lên vùng da bị ghẻ. Lá mướp có tính mát, thanh nhiệt kết hợp với muối sẽ có tính sát khuẩn, kháng viêm rất cao.

Ngoài các bài thuốc trên, người bệnh cũng thể sử dụng một số cách khác như lấy cây bạc hà hoặc tắm muối cũng có tác dụng chữa ghẻ hiệu quả,…

Chữa bệnh ghẻ phỏng bằng lá đào, lá mướp

Chữa bệnh ghẻ phỏng bằng lá đào, lá mướp

Chữa bằng Tây Y

Điều trị bằng thuốc: Đối với những người mới bị ghẻ phỏng, mụn nước chưa nhiều có thể sử dụng kháng sinh, kháng viêm có tác dụng tiêu diệt ghẻ, ngăn chặn tình trạng lây lan và tái tạo vùng da bị tổn thương do bệnh ghẻ gây ra.

Điều trị ngoại khoa: Khi bệnh ghẻ đã chuyển nặng, xuất hiện mụn mủ, việc dùng thuốc không mang lại nhiều tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp can thiệp ngoại khoa vào những vùng da bị nhiễm khuẩn, tiêu diệt từ bên trong tận gốc vi khuẩn gây bệnh.

Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đọc đã có thể nhận biết rõ hơn về căn bệnh ghẻ phỏng và những cách điều trị an toàn, hiệu quả. Nếu cần giải đáp thêm bất cứ thắc mắc gì, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.

Trang Web: https://dakhoaauahcm.vn

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin