Trước đây, bệnh ghẻ nước khá phổ biến do sử dụng nguồn nước không đảm bảo, chưa có ý thức giữ vệ sinh thân thể. Thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng bệnh ghẻ nước đã được diệt từ lâu, nhất là ở các thành phố lớn nhưng bệnh ghẻ nước vẫn còn tồn tại và gây cho người bệnh không ít phiền toái. Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng và cách điều trị bệnh ghẻ nước qua bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức hữu ích trong việc phòng tránh bệnh.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Ghẻ nước là bệnh ghẻ do loại ký sinh trùng ghẻ gây ra các mụn nước li ti trên da. Ký sinh trùng ghẻ có thể dài 0.3 – 0.5mm, có màu trắng bẩn, 4 chân, 2 chân trước có kèm theo các ống giác để hút máu vật chủ, 2 chân sau có các sợi lông dài có thể di động.
Gây ra bệnh ghẻ nước ở người thường là cái ghẻ do chúng tấn công, xâm nhập và đào hang dưới da để đẻ trứng. Chu kỳ của cái ghẻ thường hơn 20 ngày để trưởng thành, sau 3 tháng có thể đẻ 150 triệu con.
Con cái ghẻ gây bệnh ghẻ nước ở kẽ ngón tay, ngón chân,...
Bệnh ghẻ thường xuất hiện tại nơi có dân cư đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh kém, trường học,…
Khi bị ghẻ nước, người bệnh thường phải trải qua các giai đoạn sau:
➡Giai đoạn đầu: Trong 1 tuần đầu khi cái ghẻ xâm nhập vào lớp biểu bì da, người bệnh không thể phát hiện, sau đó sẽ có cảm giác ngứa dưới da, đặc biệt là vào ban đêm, thấy buồn dưới da do ký sinh trùng di chuyển và đào hang.
➡Giai đoạn sau: Lúc này, các tổn thương trên da bắt đầu xuất hiện, dưới da có các đường ngoằn ngoèo hình chữ chi, màu trắng xám dài khoảng vài mm, đầu đường hang là mụn nước li ti, nơi trú ẩn của con cái ghẻ.
Ngoài triệu chứng ngoài da, người bệnh còn luôn có cảm giác ngứa dữ dội, khi đưa tay gãi sẽ gây trầy trợt da, tiết dịch nước và tạo thành sẹo thẫm màu.
Các vị trí xuất hiện bệnh ghẻ nước nhiều nhất là kẽ ngón tay, ngón chân, cùi trỏ, quanh rốn,… thậm chí cả ở vùng kín.
Nếu không điều trị sớm, bệnh ghẻ có thể gây biến chứng nguy hiểm như gây nhiễm khuẩn, viêm da hóa và lâu ngày gây ra bệnh chàm eczema,…
Để chẩn đoán bệnh ghẻ nước không khó khăn, chỉ cần soi da bằng kính lúp. Sau khi đã xác định được chính xác mình đang bị ghẻ nước, người bệnh cần tiến hành khều bắt con cái ghẻ, nạo luống ghẻ, mụn nước và áp dụng các cách chữa sau:
Điều trị bằng thuốc bôi ngoài da sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ để giảm tình trạng ngứa, tiêu diệt cái ghẻ và trứng, giúp các nốt mụn nước nhanh chóng khô lại. đóng vảy và hạn chế sẹo thâm sau điều trị.
Áp dụng các bài thuốc Đông y sử dụng bồ kết, vỏ cây xoan, rễ cây muồng trâu, cây kiến cò,… chữa bệnh ghẻ nước bằng cách bôi ngoài da hoặc dùng để đun nước tắm.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương bệnh gây ra mà bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Ngoài ra, người bệnh trong quá trình điều trị cũng cần lưu ý:
✦Chỉ bôi thuốc lên những vùng da bị tổn thương do bệnh gây ra, không bôi lên các niêm mạc khác và tránh vùng mắt.
✦Chỉ nên bôi thuốc khi đã vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo mới.
✦Tránh gãi, kỳ cọ mạnh tay lên vùng da bị bệnh vì có thể gây viêm da, bội nhiễm.
✦Nên tổng vệ sinh nơi ở, quần áo, chăn mền,… nên hấp hoặc luộc với nước sôi để loại bỏ hoàn toàn trứng ghẻ.
✦Không dùng chung đồ dùng cá nhân với những người trong gia đình tránh lây nhiễm.
✦Tùy thuộc vào mức độ tổn thương bệnh gây ra mà bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
✦Khi phát hiện bệnh sớm nên đến ngay cơ chuyên khoa thăm khám và kết hợp điều trị cùng những người sống cùng để hạn chế nguy cơ tái phát.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh ghẻ nước mà chúng tôi muốn chia sẻ, hy vọng có thể hữu ích với bạn đọc. Nếu cần tư vấn thêm bất cứ điều gì, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Trang Web: https://dakhoaauahcm.vn
Bài viết liên quan