Tình trạng nổi mụn nhỏ trên trán được xem là nỗi ám ảnh mà nhiều chị em gặp phải. Người mắc mụn thường rất tự ti và ngại giao tiếp với mọi người. Họ tìm cách đánh bay mụn một cách triệt để nhưng vẫn chưa thực hiện được.
Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn những thắc mắc về mụn để người mắc có thể tham khảo!
Nguyên nhân mụn ở trán mọc nhiều
Các chuyên gia cho biết, hiện tượng nổi mụn li ti trên trán có thể phát xuất từ các yếu tố bên trong hoặc tác động bên ngoài như:
- Trạng thái tâm lý tiêu cực, căng thẳng thần kinh, lo âu, phiền muộn.
- Thường xuyên thức khuya, không ngủ đủ giấc, mất ngủ, mệt mỏi.
- Thay đổi nội tiết tố gây mụn trứng cá tuổi dậy thì, khi mang thai, sau sinh...
- Tuyến bã nhờn dưới da vùng trán hoạt động mạnh hơn các vùng da khác.
- Các loại tạp khuẩn đến từ mũ chật, dính dơ, ẩm ướt, gối dơ, tóc dơ...
- Kích ứng các sản phẩm chăm sóc da, làm đẹp và chăm sóc tóc.
- Ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhanh và đồ ngọt.
- Nổi mụn ở trán do dị ứng thức ăn, tác dụng phụ của thuốc hoặc thiếu chất.
- Thời tiết nóng bức, môi trường khói bụi, nguồn nước ô nhiễm...
Mụn nhỏ mọc trên trán thường là các dạng mụn không viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn trên trán.
Mụn ở trán biểu hiện bệnh gì?
Tình trạng nổi mụn trứng cá ở trán không chỉ là bệnh riêng biệt mà còn là triệu chứng được ghi nhận trong các bệnh lý như:
➪ Rối loạn nội tiết tố: Sự mất cân bằng giữa các nội tiết tố dẫn tới hiện tượng trên trán nổi mụn nhỏ, da khô sạm, rụng tóc, tâm trạng thất thường, mất kiểm soát cân nặng...
➪ Các bệnh đường tiêu hóa: Theo kinh nghiệm nhìn vị trí mụn đoán bệnh, mụn ở trán là dấu hiệu cảnh báo vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy hơi, gan nóng, bệnh ruột non...
➪ Các bệnh về tuần hoàn máu: Chức năng của hệ tuần hoàn suy giảm, tuần hoàn máu kém khiến cho cơ thể tích tụ nhiều loại độc tố hại gan và dẫn tới tình trạng nổi mụn.
➪ Các bệnh về tâm lý: Trán bị nổi mụn li ti thường gặp ở những bệnh nhân bị stress kéo dài, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nghiện rượu, ma túy, game online...
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Theo Bác sĩ Da Liễu Trần Hùng tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết: hình ảnh mụn trên trán mặc dù ít khi tác động nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại có nhiều tác hại đối với tâm lý và tính thẩm mỹ.
An tâm khám chữa mụn nhỏ trên trán tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á
Do đó, chúng ta nên chủ động khắc phục mụn ở trên trán bằng những biện pháp như:
➢ Điều trị da liễu: Khám da liễu để được soi da, đánh giá tình trạng nổi mụn trên trán. Từ đó, bác sĩ tư vấn trị mụn bằng thuốc, công nghệ IBL, Blue Light, Green Laser...
➢ Chữa bệnh liên quan: Mụn vùng trán trong bệnh về gan, bệnh tiêu hóa, tuần hoàn máu, bệnh tâm lý và nội tiết chỉ được xử lý triệt để khi đẩy lùi căn bệnh nguyên nhân.
➢ Sản phẩm trị mụn: Tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ da liễu để chọn các loại kem trị mụn, thuốc trị mụn, sửa rửa mặt ngừa mụn phù hợp với đặc tính của làn da.
➢ Hạn chế mỹ phẩm: Lựa chọn các loại mỹ phẩm tương ứng với cơ địa da. Chỉ dùng mỹ phẩm, sản phẩm tạo kiểu tóc khi thực sự cần thiết và tẩy trang kỹ càng sau đó.
➢ Bảo vệ da: Dùng loại kem chống nắng, dưỡng ẩm thân thiện với làn da. Luôn nhớ tẩy trang sạch sẽ trước khi ngủ, rửa mặt 2 lần/ ngày, tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần.
➢ Sinh hoạt điều độ: Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bị mụn mọc ở trán nên duy trì thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Xả Stress bằng hoạt động giải trí lành mạnh.
➢ Dinh dưỡng đầy đủ: Uống đủ nước và bổ sung các loại vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể bằng các loại thực phẩm dễ tiêu, ưu tiên dùng rau củ quả tươi mát.
Ngoài ra, cũng nên giặt sạch - phơi (sấy) khô mũ bảo hiểm, mũ mềm, áo gối, khăn tắm, khăn mặt thường xuyên tránh để chúng trở thành “nguồn cung cấp” vi khuẩn gây nổi mụn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng nổi mụn nhỏ trên trán. Nếu có thắc mắc gì hãy nhấp vào KHUNG CHAT để được tư vấn một cách chi tiết.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Trang Web: dakhoaauahcm.vn
Bài viết liên quan