Bệnh chàm khô là gì? Nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa Điểm trung bình: 10 / 10 ( 1 lượt đánh giá)

Bệnh chàm khô là gì? Nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa

Khi hiểu được bệnh chàm khô là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh chàm khô sẽ giúp cho người bệnh nhận biết cũng như có biện pháp điều trị thích hợp. Hãy cùng xem các bác sĩ da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á chia sẻ về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bệnh Chàm Khô Là Gì?

Chàm khô hay còn có tên khác là á sừng, là căn bệnh da liễu phổ biến ở Việt Nam gây ra tình trạng viêm da thiếu độ ẩm, da quá khô dẫn đến bong tróc, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu.

Chàm khô hay còn có tên khác là á sừng, là căn bệnh da liễu phổ biến ở Việt Nam

Chàm khô hay còn có tên khác là á sừng, là căn bệnh da liễu phổ biến ở Việt Nam

Là một trong những dạng bệnh thuộc nhóm viêm da mãn tính nên bệnh chàm khô rất khó điều trị dứt điểm.

Mặc dù không gây nguy hại cho tính mạng của người bệnh nhưng bệnh chàm khô cũng giống như những bệnh ngoài da khác, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Chàm Khô

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong xà phòng, các chất tẩy rửa khiến da bị chàm khô

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong xà phòng, các chất tẩy rửa khiến da bị chàm khô

Theo các chuyên gia về da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á, bệnh chàm khô có thể bùng phát bởi những nguyên nhân dưới đây:

➞Di truyền từ những người trong gia đình có tiền sử bị bệnh chàm, dị ứng, viêm da cơ địa,…

➞Do cơ địa của nhạy cảm, dễ bị dị ứng.

➞Rối loạn các chức năng miễn dịch, rối loạn nội tiết và các hoạt động diễn ra bên trong cơ thể.

➞Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong xà phòng, các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,…

➞Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ khiến mắc phải các bệnh da liễu như ghẻ nước, lâu dần sẽ gây chàm da.

➞Sử dụng chất kích thích, uống nhiều bia rượu, ăn đồ ăn cay nóng cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm da.

Những Dấu Hiệu Chàm Da Khô

Các tổn thương trên da sau đó tạo thành da chết, khô và dễ bong tróc thành từng mảng

Các tổn thương trên da sau đó tạo thành da chết, khô và dễ bong tróc thành từng mảng

Bệnh chàm khô thường gây ra những triệu chứng khô da nứt nẻ, bong tróc, rướm máu ở những vị trí bệnh tấn công. Các biểu hiện của bệnh chàm khô cụ thể là:

➪Liên tục có những cơn ngứa ngoài da khiến người bệnh không thể kiềm chế và đưa tay gãi gây tổn thương da và nổi phù.

➪Sau khi da nổi phù, các mụn nước xuất hiện và có thể tự vỡ hoặc vỡ ra do tác động bên ngoài tạo thành các mảng da dày có màu vàng, rất dễ bị bội nhiễm, viêm loét.

➪Các tổn thương trên da sau đó tạo thành da chết, khô và dễ bong tróc thành từng mảng khiến da trở nên khô sần. Nếu mụn nước không xuất hiện lại thì vùng da này sẽ trở lại bình thường và ít khi để lại sẹo nếu không bị bội nhiễm.

➪Nếu tình trạng mụn nước xuất hiện trở lại, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và lặp lại theo chu kì khiến da bị chàm hóa và khó điều trị dứt điểm.

Cách Chữa Bệnh Chàm Khô Hiệu Qủa Tại Đa Khoa Âu Á

Phương pháp điều trị bằng ánh sáng với loại ánh sáng B (NB-UVB) giúp loại bỏ nguy cơ tổn thương da

Phương pháp điều trị bằng ánh sáng với loại ánh sáng B (NB-UVB) giúp loại bỏ nguy cơ tổn thương da

Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết, bệnh chàm khô rất dễ trở thành mãn tính nên việc điều trị bệnh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì của người bệnh.

Để ngăn chặn triệu chứng ngứa và khô da do bệnh chàm khô gây ra, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ có chứa corticoid nhẹ như Ellome, Eumovat theo chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp điều trị bằng ánh sáng với loại ánh sáng B (NB-UVB) tia cực tím hẹp giúp loại bỏ nguy cơ tổn thương da từ tia UVA được áp dụng khi bệnh không đáp ứng được với các loại thuốc uống và bôi.

Dùng kem dưỡng ẩm cho da để da mềm mại hơn, giảm tình trang khô da do bệnh chàm gây ra, tốt nhất nên dùng sau khi tắm xong.

Các loại kem hydrocortisone có độ bền chứa corticosteroid có thể dùng để bôi tại các vùng da trên cơ thể như tay, chân, hạn chế không bôi lên mặt có thể gặp hải các tác dụng phụ không mong muốn.

Các loại thuốc kháng histamine qua đường uống giúp điều trị tại chỗ làm giảm triệu chứng ngứa, an thần nhẹ, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.

Dù điều trị bệnh chàm khô bằng bất cứ phương pháp nào thì người bệnh cũng cần được thăm khám cụ thể và có liệu trình điều trị phù hợp.

Vì vậy, để quá trình điều trị bệnh chàm khô đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc bệnh chàm khô là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á bằng cách nhấp vào khung chat bên dưới.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin