Cũng nằm trong danh sách các bệnh ngoài da thường gặp, bệnh chàm da có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể gây ra tình trạng khô da, ngứa ngáy khó chịu. Trong một số trường hợp, bệnh chàm xuất hiện ở môi khiến người bệnh gặp không ít bất tiện trong quá trình sinh hoạt, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh chàm môi? Câu trả lời sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Chàm môi cũng giống như chàm ở những vị trí khác, là bệnh viêm da dị ứng xuất hiện ở môi hoặc quanh vùng miệng.
Mặc dù không nguy hiểm cho tính mạng nhưng người bệnh khi bị chàm ở môi sẽ tỏ ra e ngại, thiếu tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Môi có biểu hiện đỏ, khô và nứt nẻ trên môi và 2 mép môi
Bệnh chàm môi khi xuất hiện cũng có những triệu chứng điển hình của các căn bệnh viêm da như:
- Bệnh khiến môi bị đau và ngứa kèm theo hiện tượng lở loét, nứt và chảy máu môi gây mất thẩm mỹ, khi nói hoặc ăn sẽ bị đau, xót.
- Khi bệnh nặng và chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ có biểu hiện đỏ, khô và nứt nẻ trên môi và 2 mép môi khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp, bệnh có thể lây lan sang xung quanh nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Chàm môi là căn bệnh lành tính nhưng khó chữa, nhất là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh có thể phải chung sống cả đời với bệnh.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bệnh chàm môi xảy ra phần lớn ở các chị em phụ nữ do sử dụng son, mỹ phẩm
Có khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh chàm môi, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể là:
Nguyên nhân chủ quan: Bệnh chàm môi xảy ra phần lớn ở các chị em phụ nữ do sử dụng son, mỹ phẩm môi mà không để ý tới thành phần. Nhiều loại son, mỹ phẩm có chứa các thành phần hóa chất độc hại, khi thường xuyên bôi lên môi sẽ gây khô môi, bong tróc da môi, lâu ngày sẽ hình thành bệnh chàm môi
Ngoài ra, những người thực hiện phun xăm môi tại những cơ sở kém chất lượng, sau khi xăm xong cũng có thể bị chàm môi.
Nguyên nhân khách quan: Chàm môi có thể do rối loạn nội tiết tố bên trong, hệ bài tiết kém, môi khô nứt nẻ do thiếu nước, thiếu ẩm.
Tăng cường giữ ẩm cho môi bằng các loại dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu,…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh chàm môi có thể trở thành căn bệnh mãn tính nếu không phát hiện sớm. Hiện nay, để điều trị bệnh chàm môi, người bệnh có thể được chỉ định bằng cách phương pháp:
➽Chữa chàm môi bằng Tây y: Căn cứ vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc thích hợp nhất. Hầu hết các trường hợp bị bệnh chàm ở môi đều được chỉ định thuốc bôi dạng kem hoặc mỡ lên vùng bị bệnh để đẩy lùi các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Trong những trường hợp môi bị bội nhiễm nấm và vi khuẩn thì bên cạnh việc bôi thuốc, người bệnh cần thêm những thuốc có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn.
➽Chữa chàm môi bằng bài thuốc dân gian: Kết hợp với điều trị bệnh chàm môi bằng Tây y, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa bệnh chàm bằng bài thuốc dân gian như dùng lá sim, lá trà xanh, lá ổi,… để sát khuẩn, tiêu diệt nấm và làm mềm môi.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ kể cả khi đã điều trị hết bệnh, ăn các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin B, E.
Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, son, tăng cường giữ ẩm cho môi bằng các loại dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu,…
Trên đây là những nguyên nhân gây ra bệnh chàm môi cũng như một số cách chữa bệnh chàm môi mà người bệnh có thể tham khảo. Nếu còn có thêm bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Trang web: https://dakhoaauahcm.vn
Bài viết liên quan