Bệnh chàm vi khuẩn hay chàm vi trùng là bệnh ngoài da khá phổ biến và là một trong những thể của bệnh chàm da. Bệnh chàm vi khuẩn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như tay, chân, mặt,… làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Với những hình ảnh về nguyên nhân, biểu hiện và cách trị bệnh chàm vi khuẩn mà các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á chia sẻ dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này.
Chàm vi khuẩn là bệnh thường bắt đầu từ một vết trầy xước nhỏ trên da
Chàm vi khuẩn là bệnh da liễu thường bắt đầu từ một vết trầy xước nhỏ trên da và khi không được điều trị hợp lý sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, vết thương sẽ bị chàm hóa khiến da bị tổn thương và lan rộng ra các vị trí xung quanh.
Bệnh chàm vi khuẩn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống của người bệnh.
Vì vậy, người bệnh nên tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh ngay khi nhận ra những dấu hiệu bất thường của bệnh chàm vi khuẩn để có hướng điều trị thích hợp.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Chàm là căn bệnh viêm da với nhiều hình thể lâm sàng khác nhau, trong đó chàm vi khuẩn là một trong những thể chàm phổ biến và dễ gặp nhất.
Tiếp xúc với hóa chất, xà phòng,... có thể gây bệnh chàm
Trong những chia sẻ từ những bài viết trước, bạn đọc đã biết nguyên nhân gây ra bệnh chàm chủ yếu do cơ địa dị ứng và tác nhân gây kích thích từ bên trong hay do các tác nhân bên ngoài như môi trường, thời tiết gây ra.
Các kháng nguyên của nấm, vi khuẩn… tấn công vào các vết thương hở trên da và gây chàm hóa
Tuy nhiên, đối với bệnh chàm vi khuẩn thì nguyên nhân chủ yếu gây ra là do sự kích thích từ các kháng nguyên của nấm, vi khuẩn… tấn công vào các vết thương hở trên da và gây chàm hóa.
Xuất hiện các ổ nhiễm trùng, hăm kẽ, nổi mụn nước, chốc lở da
Khi bị mắc bệnh chàm vi khuẩn, người bệnh thường có những dấu hiệu điển hình như:
➞Xuất hiện các ổ nhiễm trùng, hăm kẽ, nổi mụn nước, chốc lở da và viêm quanh móng,…
➞Cũng giống với các thể chàm khác, chàm vi khuẩn cũng gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
➞Nổi mụn nước trên bề mặt vùng da bị chàm.
➞Người bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn nội tạng như viêm xoang, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tử cung,…
➞Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, các ổ nhiễm khuẩn có thể được loại bỏ triệt để, các triệu chứng của bệnh có thể khỏi hẳn và giảm dần. tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài sẽ không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn để lại những biến chứng nguy hại đến sức khỏe của người bệnh về sau.
Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, không gãi, hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa
Các chuyên gia da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết, bệnh chàm nói chung và chàm vi khuẩn nói riêng muốn điều trị triệt để đều cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh và có liệu trình điều trị cụ thể.
➯Người bệnh cần điều trị bằng cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
➯Nếu bị bệnh chàm vi khuẩn do một số bệnh liên quan khác thì người bệnh cần điều trị song song cả hai bệnh trong quá trình chữa bệnh chàm vi khuẩn.
➯Nên hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng,… để hạn chế các triệu chứng như ngứa, nổi mụn của bệnh.
➯Kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, có gia vị cay nóng, đồ uống có cồn và chất kích thích.
➯Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể kết hợp uống thêm tinh chất lô hội. Vitamin E, mật ong, những thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
➯Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, không gãi, hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa vì có thể làm da bị bội nhiễm.
Trên đây là một số hình ảnh về nguyên nhân, biểu hiện và cách trị bệnh chàm vi khuẩn mà các bác sĩ da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á muốn chi sẻ tới bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp thêm, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan