Bệnh chàm da mặt khiến người bệnh vô cùng lo lắng và nôn nóng muốn tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Vậy bệnh chàm ở da mặt có biểu hiện ra sao? Nguyên nhân gây bệnh là gì và cách chữa hiệu quả như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á tìm hiểu qua những hình ảnh trong bài chia sẻ dưới đây.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết, hiện nay, bệnh chàm da mặt vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng có rất nhiều yếu tố có thể gây bệnh như:
Các yếu tố vật lý, hóa học, thực vật, sinh học tác động lên cùng da mặt hoặc dị ứng với các loại thuốc, hóa mĩ phẩm trong công nghiệp, gia đình gây viêm da mặt và chàm da.
Mắc một số bệnh ngoài da như nấm, ghẻ ở da mặt khiến người bệnh dùng tay gãi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra những tổn thương trên da gây viêm nhiễm rồi chàm hóa da.
Sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa hóa chất độc hại, kém chết lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến da bị dị ứng, viêm nhiễm và chuyển sang chàm.
Thời tiết hanh khô khiến da mất đi độ ẩm nên dễ bị chàm, đặc biệt là ở vùng da mặt phải tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ bên ngoài.
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, có nhiều bụi bẩn và khói bụi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập và tấn công.
Vệ sinh vùng da mặt không sạch sẽ hoặc sai cách, không thay vỏ gối thường xuyên, không tẩy trang sau khi trang điểm.
Rồi loạn chức năng miễn dịch là một trong những yếu tố gây chàm ở da mặt
Rồi loạn chức năng miễn dịch của một số cơ quan bên trong như hệ thần kinh, nội tiết, nội tạng,… được xác định là một trong những yếu tố gây chàm ở da mặt.
Với những đối tượng có cơ địa dễ bị dị ứng, nhạy cảm khi thay đổi nội tiết hoặc thời tiết thì khả năng bị chàm da mặt là rất cao.
Trên da mặt xuất hện những vùng đỏ phù nề, ngứa ngáy khó chịu
Khi da mặt bị chàm thì dấu hiệu đặc trưng nhất là những tổn thương trên da cùng những đám da màu đỏ, mụn nước phát triển theo từng giai đoạn. Cụ thể là:
➪ Giai đoạn 1: Trên da mặt xuất hện những vùng đỏ phù nề, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những hạt nhỏ màu trắng.
➪ Giai đoạn 2: Các mụn nước nổi trên bề mặt vùng da bị chàm dần phát triển thành các bọng nước có chứa dịch bên trong.
➪ Giai đoạn 3: Sau một thời gian, các mụn nước sẽ tự vỡ ra hoặc do người bệnh gãi gây chảy dịch tiết màu vàng. Khi các vết trợt da khô lại sẽ đóng vảy thành mảng dày rồi chai lại và sau đó sẽ có một lớp da nhẵn bóng.
➪ Giai đoạn 4: Lớp da nhẵn bóng sẽ bong tróc thành từng mảng, nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh trở thành mãn tính và tái phát nhiều lần.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á, tùy thuộc và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Dùng kem dưỡng ẩm có chứa dầu và nước để giữ ẩm cho da
Ngoài ra, để điều trị hiệu quả bệnh chàm nói chung và chàm da mặt nói riêng, người bệnh cần ngăn chặn các triệu chứng khô và ngứa da bằng cách:
➢ Dưỡng ẩm: Dùng kem dưỡng ẩm có chứa dầu và nước, không chứa ác hương liệu hóa chất để da dễ hấp thụ. Nên mua tại các hiệu thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
➢ Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi ngoài da ở dạng kem hoặc mỡ có thành phần kháng sinh, corticoide để kháng khuẩn.
➢ Thuốc uống: Trong trường hợp tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc an thần, chống ngứa kháng histamin để giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra.
➢ Thực phẩm chức năng: Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng, vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
ꕥ Lưu ý: Dù điều trị bệnh chàm da mặt bằng bất cứ phương pháp nào thì người bệnh cũng tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà cần đến cơ chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể.
Trên đây là những hình ảnh về nguyên nhân, biểu hiện và cách trị bệnh chàm da mặt mà các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á chia sẻ. Nếu cần giải đáp thêm bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào khung chat bên dưới.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan