Đánh giá bài biết: 0/10

Bệnh chàm là gì? Hình ảnh nguyên nhân dấu hiệu cách chữa

Bệnh chàm là gì? Hình ảnh nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh chàm như thế nào hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Để cùng giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài chia sẻ từ các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á dưới đây.

Bệnh Chàm Là Gì?

Bệnh chàm hay còn được gọi là bệnh Eczema, là một trong những bệnh thuộc nhóm viêm da mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm.

Bệnh chàm là một trong những bệnh thuộc nhóm viêm da mãn tính

Bệnh chàm là một trong những bệnh thuộc nhóm viêm da mãn tính

Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh mà còn làm cho người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và đời sống.

Bệnh chàm có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào, dù người già hay trẻ nhỏ và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như tay, chân, cổ, đầu,…

Hình Ảnh Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Chàm

Những nguyên nhân gây ra bệnh chàm hóa da

Những nguyên nhân gây ra bệnh chàm hóa da

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Phòng Khám Da Liễu Âu Á thì bệnh chàm hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác hây bệnh nhưng có thể kể đến một số tác nhân khiến bệnh khởi phát và phát triển:

➨Yếu tố di truyền: Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm và cũng không thể thay đổi do được quy định trong cấu trúc gen. Nếu cha hoặc mẹ bị các bệnh viêm da dị ứng, chàm, hen suyễn thì tỉ lệ con mắc bệnh chàm là rất cao.

➨Do tiếp xúc: Làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, khói bụi, dùng mỹ phẩm kém chất lượng,… trong một thời gian dài sẽ gây phản ứng miễn dịch làm cho người bệnh ngứa, gãi nhiều và lâu dần dẫn tới chàm hóa.

➨Rối loạn thần kinh: Tâm lý lo lắng, căng thẳng quá mức có thể dẫn đến xuất hiện những vùng bị ngứa không rõ nguyên nhân và lâu dần thành chàm hóa.

➨Thay đổi nội tiết: Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, thời kì mãn kinh, thay đổi nội tiết tố khiến da kém đàn hồi dễ hình thành chàm hóa.

➨Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa,… có thể trở thành nguyên nhân gây khơi phát và tái phát bệnh chàm nhiều lần.

➨Thiếu hụt vitamin: Các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể như A, B, C, E bị thiếu hụt khiến sức đề kháng suy giảm nên dễ bị bệnh chàm tấn công.

Hình Ảnh Dấu Hiệu Bệnh Chàm

Các triệu chứng do bệnh chàm hóa gây ra rất khó chịu ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc của người bệnh,. Những vùng da sần sùi tại những vị trí như đầu, mặt, tay, chân gây mất thẩm mĩ.

Những vùng da có màu đỏ, nổi lên trên bề mặt thành các mảng lớn và gây ngứa ngáy

Những vùng da có màu đỏ, nổi lên trên bề mặt thành các mảng lớn và gây ngứa ngáy

Bệnh chàm thường phát triển theo 5 giai đoạn với mức độ tăng dần:

➢Da nổi mẩn đỏ: Những vùng da có màu đỏ, nổi lên trên bề mặt thành các mảng lớn và gây ngứa ngáy khó chịu.

➢Nổi mụn nước: Tại những vùng da đỏ sẩn xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, mức độ ngứa tăng dần.

➢Vỡ mụn và chảy dịch nước: Các mụn nước có thể bị tác động trong quá trình sinh hoạt hoặc tự vỡ ra gây tiết dịch nước bên trong.

➢Đóng vảy và thay đổi sắc tố: Khi các mụn nước bị vỡ ra và khô lại sẽ đóng thành các mảng vảy khô màu vàng. Khi các mảng vảy này bong ra sẽ để lộ vùng da non sẫm màu, nhẵn bóng ở dưới.

➢Hiện tượng chàm hóa: Các giai đoạn của bệnh chàm ở trên sẽ lạp đi lặp lại theo chu kì nếu không được điều trị sớm khiến da xù xì thô ráp, các lớp da non chồng lên nhau làm thay đổi sắc tố dẫn đến hiện tượng chàm hóa.

Cách Chữa Bệnh Chàm An Toàn Và Hiệu Qủa

Bệnh chàm mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Để điều trị bệnh chàm hiệu quả, các chuyên gia về da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người.

Người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý thay đổi liệu trình

Người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý thay đổi liệu trình 

Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh chàm như:

➞Kem Steroid bôi tại chỗ được sử dụng bôi tại chỗ tại các vùng da ở tay, chân nhưng có thể gặp tác dụng phụ như teo hoặc làm mỏng da khi sử dụng tại những vùng có nếp gấp nên người bệnh cần chú ý.

➞Thuốc kháng Histamin qua đường uống để giảm triệu chứng ngứa do bệnh gây ra.

➞Một số trường hợp mụn nước vỡ ra gây lở loét, nhiễm trùng cần dùng thêm kháng sinh để ngăn chặn khả năng viêm nhiễm.

➞Trong trường hợp da bị chàm hóa nặng có thể được điều trị bằng hình thức trị liệu ánh sáng.

➞Dù điều trị bằng bất cứ phương pháp nào thì người bệnh cũng cần có chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý thay đổi liệu trình để ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bệnh chàm là gì? Hình ảnh nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị bệnh hiểu quả tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấm vào khung chat bên dưới.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin