Bệnh chàm ở chân không phải là hiện tượng hiếm gặp và gây khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những hình ảnh về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh chàm ở chân dưới đây sẽ là lời giải đáp cho bạn đọc đang có những thắc mắc về căn bệnh này.
Bệnh chàm hay eczema là tình trạng viêm lớp thượng bì ở thể cấp tính hay mãn tính. Chàm ở chân thường xuất hiện ở các vị trí như lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
★Dị ứng thời tiết: Bệnh chàm thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh, hanh khô.
★Tâm lý: Những người thường xuyên trải qua tâm lý căng thẳng, lo lắng cả về thể chất và tinh thần đều có nguy cơ mắc bệnh chàm ở chân, tay, mặt,…
★Do phản ứng cơ thể: Với những người quá nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với hóa chất như vật liệu xây dựng, thuốc nhuộm, sơn hoặc thực phẩm như tôm, cua, mực,…
Những nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở chân
★Do thói quen sinh hoạt: Vệ sinh chân không sạch sẽ hoặc sai cách, dùng chất tẩy mạnh tại điều kiện cho bệnh chàm khởi phát.
★Di truyền: Những gia đình có người thân bị bệnh chàm có khả năng di truyền sang các thế hệ sau.
★Các bệnh lý về da: Một số bệnh ngoài da nếu không được điều trị triệt để rất dễ gây ra tình chàm chàm hóa da như ghẻ, vảy nến
Xuất hiện những vùng da bị sưng đỏ kèm theo mụn nước li ti trên bề mặt da
Bệnh chàm ở chân có những biểu hiện khá giống với các bệnh da liễu khác như:
➞Xuất hiện những vùng da bị sưng đỏ kèm theo mụn nước li ti trên bề mặt da tại các vị trí như lòng bàn chân, ngón chân,…
➞Khi không được điều trị, người bệnh sẽ bắt đầu có những cơn ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh mất ngủ.
➞Khi bệnh nhân gãi, các mụn nước sẽ vỡ ra, chảy dịch và khiến da trầy xước dễ viêm nhiễm, lở loét.
➞Sau đó, da bắt đầu xuất hiện hiện tượng bị khô ráo, nứt nẻ và bong tróc nhiều lớp và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Theo các chuyên gia về da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á, bệnh chàm nói chung và chàm ở chân nói riêng rất khó điều trị dứt điểm và có khả năng tái phát cao.
Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể làm giảm các triệu chứng ngứa, viêm nhiễm, giảm khả năng mẫn cảm cho da khi bị bệnh chàm ở chân.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể làm giảm các triệu chứng ngứa, viêm nhiễm
Một số loại thuốc chữa bệnh chàm ở chân được bác sĩ chỉ định bao gồm:
✔Thuốc bôi toàn thân: Thuốc mỡ, dầu kẽm,...cùng với các dung dịch có khả năng sát khuẩn vùng da tổn thương như nước muối sinh lý, thuốc tím, dung dịch để chống khuẩn, sát trùng vết thương.
✔Thuốc uống: Thuốc kháng có tác dụng giảm các cơn ngứa ngoài da cho người bệnh.
✔Thuốc giảm mẫn cảm: Các loại thuốc bổ sung vitamin C và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh.
Ngoài ra, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc chân với các chất tẩy rửa, xà phòng có độ kiềm cao, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế gãi lên vùng da bị bệnh.
Hi vọng với những chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh chàm ở chân qua những hình ảnh trên đây có thể hữu ích với bạn đọc. Hãy nhấp ngay vào khung chat bên dưới để được các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á tư vấn miễn phí.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan