Bệnh chàm thể tạng ở mỗi đối tượng khác nhau sẽ có hình thái và biểu hiện khác nhau. Những hình ảnh về nguyên nhân, biểu hiện của bệnh chàm thể tạng và cách trị bệnh hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da thể tạng, là căn bệnh ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh như viêm da thể tạng, viêm da thể tạng dị ứng, hen suyễn thì con cái có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Các tác nhân kích thích bên trong như mắc các bệnh viêm mũi xoang, viêm tai xương chũm, viêm mũi dị ứng,…cũng gây nên bệnh chàm da thể tạng.
Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh như viêm da thể tạng thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao
Các loại thuốc gây phản ứng như thuốc tê, sunfamid, chlorocid, penicillin,…
Các loại hóa chất gây kích ứng da như thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, cao su, xà phòng,…cũng có thể là tác nhân gây bệnh viêm da thể tạng, viêm da tiếp xúc…
Môi trường ô nhiễm, khói bụi, lông chó mèo, đệm, vải sợi,… đều có thể là yếu tố gây chàm thể tạng.
Tâm trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng khiến bệnh chàm da thể tạng khởi phát.
Ở trẻ em, bệnh chàm thể tạng thường ở vùng mặt và mặt trong của tay, chân
Bệnh chàm da thể tạng thường xuất hiện ở những đối tượng từ 5 – 20 tuổi với nhiều triệu chứng khác nhau qua từng thời điểm.
Ở trẻ em, bệnh chàm thể tạng thường ở vùng mặt và mặt trong của tay, chân.
Da trông dày lên, tạo thành hình ô vuông, mặt trong những vùng nếp gấp bị dày sừng, có dấu hiệu phù nề.
Xuất hiện các đám da đỏ, không có ranh giới rõ ràng, bề mặt da cũng nổi các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da.
Nếu người bệnh không thể kiềm chế và gãi gây trầy xước da có thể dẫn đến bội nhiễm tụ cầu tạo mụn mủ và vảy tiết vàng.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các tổn thương sẽ có ranh giới rõ ràng, có dấu hiệu liken hóa, da xuất hiện các vết nứt đau.
Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng như viêm mũi dị ứng, ngứa họng, hen hoặc mắc bệnh vảy cá, dày sừng nang lông,…
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Theo các bác sĩ da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á, để chữa trị bệnh chàm thể tạng hiệu quả, người bệnh cần phải được thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng người.
Tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á, việc kết hợp Đông - Tây y điều trị bệnh chàm thể tạng trong nhiều năm qua đã mang lại những thành công nhất định trong công tác điều trị bệnh.
Phương pháp này vừa giúp trị ngứa, bài độc hiệu quả, vừa giúp người bệnh phục hồi hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh lây lan và tái phát về sau.
Tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á, điều trị bệnh chàm thể tạng đã có những thành công nhất định
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh chàm thể tạng, người bệnh cần chú ý:
Tuyệt đối không bóc vảy trên da, chà xát hoặc kì cọ mạnh lên vùng da bị tổn thương khiến lớp sừng bong ra.
Luôn giữ ẩm cho da bằng các loại kem chống ẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
Không gãi khi thấy ngứa vì có thể khiến da bị tổn thương dẫn đến bội nhiễm.
Tránh xa các loại thức ăn có thể gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa động vật,…
Hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, xà phòng, hóa chất, vật liệu xây dựng,…
Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin A, C, D, E,…
Với những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị bệnh chàm thể tạng trên đây, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á hi vọng có thể hữu ích với bạn đọc trong việc phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan