Vảy nến là căn bệnh da liễu phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ gây ra không ít phiền toái ảnh hưởng tới đời sống và tinh thần của người bệnh.
Trong gia đình có thể có nhiều người cùng mắc bệnh vảy nến nên nhiều người cho rằng bệnh vảy nến có khả năng lây nhiễm. Vậy bệnh vảy nến lây qua đường nào? Hãy tìm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây.
Da khô, nứt, người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu
Vảy nến không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và mang lại cho người bệnh không ít phiền toái khi không điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh vảy nến ở mỗi người thường có những biểu hiện khác nhau do các thể bệnh không giống nhau, nhưng hầu hết người bệnh bị vảy nến sẽ có những triệu chứng sau:
Có các vảy óng ánh bạc trắng, hơi khô nổi lên trên bề mặt da và có rìa màu hồng hoặc đỏ.
Có thể xuất hiện những vết nứt đau, chảy máu.
Da khô, nứt, người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Sưng và cứng các khớp.
Khi dùng tay cạo lớp vảy ở da có thể xuất hiện bột trắng như sáp nến.
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như đầu, mặt, cùi trỏ, bàn tay, đầu gối, những vị trí có nếp gấp như cổ, bẹn, móng tay, móng chân là những vị trí dễ bị tổn thương gây dị dạng.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Theo các nghiên cứu y khoa thì vảy nến mặc dù là bệnh ngoài da nhưng không phải là bệnh lây nhiễm qua đường tiếp xúc.
Việc các lớp vảy hình thành là do lớp thượng bì của da bị kích thích dẫn đến việc hoạt động tổng hợp các phân tử ADN và phân chia các tế bào tăng đột biến, khiến cho chu kỳ chuyển tế bào từ lớp đáy đến lớp sừng diễn ra nhanh gấp nhiều lần người bình thường.
Bệnh vẩy nến không phải do một loại vi khuẩn hay virus gây ra nên không lây nhiễm
Như vậy, bệnh vẩy nến không phải do một loại vi khuẩn hay virus gây ra mà là do rối loạn hệ miễn dịch nên bệnh không có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc cơ thể cũng như ăn uống sinh hoạt cùng người bệnh.
Tuy nhiên, bệnh vảy nến lại là căn bệnh có yếu tố di truyền, có thể truyền từ cha mẹ sang con nếu như cha mẹ bị bệnh vảy nến nên khiến nhiều người lầm tưởng rằng bệnh vảy nến có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh vảy nến mà mục đích của việc điều trị là làm giảm triệu chứng viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh ổn định cũng như ngăn chặn và hạn chế các biến chứng mà bệnh có thể gây ra.
Quang hóa trị liệu hay PUVA là phương pháp điều trị các trường hợp bệnh vảy nến nặng
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của mỗi người như:
Điều trị tại chỗ: Thường được áp dụng trong những trường hợp bị bệnh vảy nến nhẹ và trung bình. Người bệnh được chỉ định các loại thuốc bôi tại chỗ có tác dụng ức chế tổng hợp DNA, giảm phân bào của các tế bào lớp đáy, chống viêm.
Điều trị toàn thân: Khi bệnh vảy nến có dấu hiệu nặng hơn, các triệu chứng lan ra toàn thân, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc uống để làm bình thường sự biệt hóa và tăng sinh của thượng bì.
Điều trị bằng phương pháp sinh học: Là phương pháp được chỉ định cho các trường hợp vảy nến thể nặng, đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, khớp hoặc móng và những trường hợp điều trị bằng thuốc bôi không hiệu quả.
Điều trị bằng quang hóa trị liệu: Quang hóa trị liệu hay PUVA là phương pháp điều trị các trường hợp bệnh vảy nến nặng, dai dẳng bằng cách chiếu tia cực tím A lên vùng da bị vảy nến nhằm ức chế quá trình phân chia và nhân lên của các tế bào thượng bì do tác động trực tiếp của tia UVA, UVB lên nhân tế bào và phân tử khác.
Dù điều trị bệnh vảy nến bằng bất cứ phương pháp nào thì người bệnh cũng nên đến cơ chuyên khoa uy tín để tiến hành thăm khám và tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất với mình.
Nếu còn thắc mắc về bất cứ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Tìm hiểu thông tin khác tại đây
Bài viết liên quan