Vảy nến là một trong những bệnh da liễu ngoài da phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh phát triển khá nhanh và hay tái phát nhiều lần khiến người bệnh phải chịu nhiều tác hại do bệnh gây ra. Vậy bệnh vảy nến nhẹ có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được các chuyên gia da liễu của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á trả lời trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến gây ra những rối loạn trên da tạo thành những mảng lớn màu đỏ tía, bong tróc thành từng lớp.
Những mảng bám này có thể xuất hiện ở móng tay. Móng chân, đầu gối, khuỷu tay,… Khi cạo vào mảng này vẩy tróc ra từng phiến mỏng như nến nên gọi là vảy nến.
Bệnh vảy nến do gen di truyền nằm ở nhiễm sắc thể số 6
Hiện nay, mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng cũng có nhiều chuyên gia hàng đầu về da liễu cho rằng bệnh do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó có thể kể đến như:
➪Bệnh do gen di truyền nằm ở nhiễm sắc thể số 6.
➪Do yếu tố tâm lý hay lo lắng, căng thẳng.
➪Rối loạn hệ miễn dịch tấn công lên các thượng bì trên da.
➪Ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí.
➪Các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời.
➪Dùng thuốc không đúng cách.
➪Những chấn thương ở thượng bị khiến da khó lành và phát triển thành bệnh vảy nến.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bệnh vảy nến khi ở mức độ nhẹ, chưa phát triển mạnh mẽ và lây lan sang các cơ quan khác có thể dùng các biện pháp như bôi thuốc ngoài da, uống thuốc để ức chế sự phát triển của các tế bào gây tổn thương da.
Tổn thương tại các khớp như khớp gối, khớp khuỷu tay, ngón tay, bàn chân
Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều chủ quan và tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
➜Viêm khớp vảy nến: Là biến chứng của các loại vảy nến dạng nặng như vảy nến toàn thân, vảy nến thể mảng… gây tổn thương tại các khớp như khớp gối, khớp khuỷu tay, ngón tay, bàn chân… Nếu không điều trị sớm có thể gây hư khớp vĩnh viễn, liệt mất vận động.
➜Nhiễm trùng da: Khi bị vảy nến dạng mủ, nếu không chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, các mụn mủ vỡ ra có thể dẫn đến nhiễm trùng da, viêm da và thậm chí nhiễm trùng máu cấp vô cùng nguy hiểm.
➜Bệnh thận: Một số trường hợp người bệnh có thể bị tổn thương lên thận gây suy giảm chức năng thận dẫn đến việc khả năng lọc máu và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể kém, lâu dần có thể gây suy thận, hư thận,…
➜Đái tháo đường type 2: Bệnh vảy nến trung bình và nặng thì sẽ gặp phải nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn người bình thường. Bệnh có dấu hiệu điển hình là lượng đường trong máu vượt quá mức cho phép.
➜Bệnh về tim mạch và huyết áp: Là một trong những tác hại nguy hiểm nhất có thể mắc phải do bệnh vảy nến gây ra do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, bệnh vảy nến có thể gây mất thẩm mí khiến người bệnh cảm thấy tự ti, xấu hổ, ngại giao tiếp, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.
Hạn chế gãi vào chỗ ngứa gây trầy xước da
Để hạn chế những biến chứng do bệnh vảy nến gây ra, ngoài việc tích cực điều trị bệnh thì người bệnh cũng nên tuân thủ theo những lời khuyên dưới đây:
➯Luôn giữ tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
➯Vệ sinh sạch sẽ những vùng da bị tổn thương, hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh.
➯Không sử dụng nước quá nóng, ngay khi tắm xong nên bôi kem dưỡng ẩm.
➯Hạn chế gãi vào chỗ ngứa gây trầy xước da.
➯Tập thể dục thể thao thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng.
➯Làm theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuân thủ theo đơn thuốc và không tự ý dừng điều trị khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Với những thông tin về tác hại của bệnh vảy nến trên đây, hi vọng người bệnh đã có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu cần giải đáp thêm bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ với các chuyên gia da liễu của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á bằng cách nhấp vào khung chat bên dưới.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết liên quan