Đánh giá bài biết: 0/10

Bệnh chàm ở mông: Nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị

 Bệnh chàm hay còn được gọi với cái tên khác là Eczema, là một trong những bệnh da liễu thuộc nhóm viêm da cơ địa thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Để hiểu hơn về bệnh chàm ở mông, hãy cùng theo dõi những chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở mông

 Các chuyên gia da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở mông được xếp vào 3 nhóm nguyên nhân chính:

 Do cơ địa

  Chàm ở mông là bệnh có tính chất di truyền nên nếu trong gia đình có người bị bệnh chàm thì các thế hệ sau cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường.

  Rối loạn hoạt động của cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa, rối loạn thần kinh là nguyên nhân gây bệnh chàm.

  Bệnh chàm cũng thường xảy ra ở những người bị bệnh về thận, viêm mũi xoang, viêm gan,…

Bệnh chàm ở mông : Nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị

Chàm ở mông là bệnh có tính chất di truyền

 Do dị nguyên

  Thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại như xi măng, cao su, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hoặc những đồ dùng sinh hoạt dễ gây dị ứng như quần áo, chăn màn, hay giày dép, khăn len… cũng trở thành nguy cơ gây bệnh chàm.

  Dị ứng một số loại thực phẩm như hải sản, đồ ăn cay nóng hoặc thiếu hụt vitamin do chế độ dinh dưỡng hàng ngày khiến bệnh bùng phát.

 Do sức đề kháng

  Với những người có sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân khiến bệnh chàm dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan ra toàn cơ thể.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chàm ở mông

 Bệnh chàm ở mông có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên người bệnh cần quan sát kỹ để có thể xác định chính xác mình có bị chàm hay không.

 Dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh chầm và ngứa và nổi mụn nước trên bề mặt da và phát triển thành 4 giai đoạn:

 Giai đoạn 1:

 Trên da xuất hiện mảng đỏ, đám đỏ hơi nề, ranh giới không rõ ràng và rất ngứa. Sau đó trên bề mặt da bắt đầu có những hạt sẩn nhỏ đầu trắng, lấm tấm như hạt kê và hình thành mụn nước.

 Giai đoạn 2:

 Mụn nước xuất hiện trên bề mặt da ngày càng nhiều, có kích thước nhỏ và lan rộng ra thành những mảng chi chít, dày đặc.

 Các mụn nước này có kích thước rất nhỏ, nông và sẽ tự vỡ và có thể xuất hiện nhiều đợt khác nhau thành các lớp chồng lên nhau.

Bệnh chàm ở mông : Nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị

Trên da xuất hiện mảng đỏ, đám đỏ hơi nề, ranh giới không rõ ràng và rất ngứa

 Giai đoạn 3:

 Sau khi các mụn nước bị vỡ do người bệnh gãi hoặc tự dập vỡ sẽ tạo thành các vết trợt ở mông và dễ gây bội nhiễm.

 Sau một thời gian, các tổn thương ở mông giảm viêm, giảm chảy dịch, xung huyết, các vết trợt sẽ khô lại, đóng vảy và lên da non tạo thành các lớp da bóng, sẫm màu và hơi cộm.

 Giai đoạn 4:

 Lớp da non vừa tái tạo tự rạn nứt, ngày càng sẫm màu, bề mặt xù xì thô ráp, sờ thấy cứng, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.

 Khi chuyển sang triệu chứng liken hóa và hình thành hằn cổ trâu, các lớp da dày lên là ngứa dai dẳng không dứt. Nếu người bệnh không kiềm chế được và gãi, da sẽ bong tróc và lại lặp lại những giai đoạn như trên khi không được điều trị.

Nên chữa trị bệnh chàm ở mông bằng cách nào?

 Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh chàm ở mông cũng có khả năng lây lan ra toàn thân gây ra không ít phiền toái cho người bệnh.

 Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á cho biết, để điều trị dứt điểm bệnh chàm, người bệnh cần đến trung tâm hoặc phòng khám da liễu để được thăm khám và tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh trước khi tiến hành điều trị.

Bệnh chàm ở mông : Nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa trị

Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại gây kích ứng da

 Để việc điều trị bệnh chàm ở mông đạt hiệu quả cao, người bệnh cũng cần chú ý:

  Hạn chế tiếp xúc với những chất, đồ dùng, thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở mông.

  Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học, nên ăn các loại thức ăn lỏng nhe, ít muối và tránh các gia vị nóng.

  Có thể uống thêm vitamin E, mật ong, tinh chất lô hội để giảm triệu chứng ngứa, tăng đàn hồi cho da.

  Giữ vệ sinh vùng da ở mông và vùng kín sạch sẽ, không gãi và cọ vào vùng da bị chàm vì có thể gây viêm nhiễm.

  Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giải độc, nâng cao sức đề kháng.

  Các loại thuốc uống hay thuốc bôi ngoài da được dùng để chữa bệnh chàm ở mông phải theo chỉ định của bác sĩ dựa vào những giai đoạn khác nhau của bệnh.

 Để được các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á tư vấn cụ thể hơn về bệnh chàm ở mông: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.

Xem nhanh chuyên khoa
DMCA.com Protection Status

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỂ TRÁNH LÃNG PHÍ TIỀN ĐIỆN THOẠI

Nhập số điện thoại của bạn
chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cho bạn

Hotline tư vấn: 02838 77 99 66

Đăng ký lịch khám

Lấy mã số khám tại đây

CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG Tin